Chủ động công tác phòng chống dịch bệnh mùa nắng nóng
(BNP) – Thời tiết giao mùa với những diễn biến thất thường là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh phát triển, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ nhỏ. Đây cũng là thời điểm dễ bùng phát và lây lan các dịch bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, các bệnh lây theo đường hô hấp, tiêu hóa, lây qua vật chủ trung gian truyền bệnh... Chính vì vậy, công tác khám, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh mùa hè được ngành Y tế xác định là nhiệm vụ quan trọng, không để bệnh lây lan thành dịch.
Bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh đang thăm khám cho bệnh nhân.
Theo thông tin từ Sở Y tế, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận gần 500 bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, truyền nhiễm. Ghi nhận tại Bệnh viện Sản Nhi, tuy mới vào đầu mùa Hè song số lượng bệnh nhân nhập viện do mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản, cúm); truyền nhiễm (sốt xuất huyết; tay, chân, miệng; sốt virus; thủy đậu, sởi) đang có chiều hướng gia tăng. Tính đến tháng 4/2019, Đơn nguyên Nhi 3, khoa Nội Nhi, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh đã tiếp nhận và điều trị gần 200 lượt bệnh nhân, chủ yếu là các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Bác sĩ Nguyễn Minh Hiệp, Phó Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi, Trưởng khoa Nội Nhi cho biết: “So với năm trước, số lượng bệnh nhi nhập viện do nhiễm bệnh mùa hè tăng khoảng 20 - 30%. Trong đó, số trẻ mắc viêm phổi, viêm phế quản chiếm hơn nửa, còn lại là tiêu chảy, sốt, thủy đậu và sởi. Bệnh sởi chủ yếu thường gặp ở trẻ chưa được tiêm phòng và chưa đến lứa tuổi tiêm phòng sởi (9 tháng). Chính vì vậy, trong quá trình khám, chữa bệnh, chúng tôi khuyến cáo các gia đình cần chủ động đưa trẻ đi tiêm vắc xin đầy đủ”. Bác sĩ Hiệp cũng cho biết thêm, mùa hè cũng là thời điểm gia tăng các ca viêm não. Tuy bệnh viện chưa ghi nhận ca bệnh do não nhưng các bậc phụ huynh nên tiêm vắc xin đầy đủ cho trẻ để phòng ngừa các bệnh do viêm não gây ra.
Để tăng cường công tác phòng chống dịch, khám chữa bệnh, bên cạnh việc bố trí các ca, kíp trực thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của bệnh nhi, bệnh viện cũng tăng cường các biện pháp chống nóng tại khu vực khám chữa bệnh như lắp điều hòa nhiệt độ, quạt, bố trí đầy đủ giường, nước uống, thuốc men và các phương tiện y tế để kịp thời hỗ trợ khi có tình huống xảy ra, không để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo.
Để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh và khám, chữa bệnh cho người dân, Sở Y tế đã chủ động triển khai Kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm đến từng đơn vị, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở giáo dục. Trong đó, đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, về biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè.; hướng dẫn người dân thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh trường học, an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong điều kiện thời tiết nắng, nóng.
Các đơn vị khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, thuốc, vật tư, phương tiện đáp ứng kịp thời công tác cấp cứu và điều trị. Tổ chức tiếp nhận, phân loại, cách ly và điều trị, không để tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây ra. Khi phát hiện trường hợp nghi mắc hoặc tăng đột biến các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, ngộ độc phải thông báo ngay cho các cơ sở y tế dự phòng để phối hợp điều tra và xử lý ổ dịch. Thực hiện nghiêm túc các quy định về chuyên môn trong khám, chữa bệnh, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, xử lý chất thải y tế và giám sát nhiễm khuẩn, phòng tránh lây nhiễm chéo tại cơ sở y tế.
Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng yêu cầu các đơn vị y tế dự phòng tiếp tục rà soát đối tượng và tổ chức tiêm chủng đảm bảo đúng lịch, đủ liều cho trẻ; tổ chức tập huấn, nâng cao kiến thức và kỹ năng về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng và các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Đồng thời, khuyến cáo cha mẹ không nên cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là sởi; đồng thời, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ, đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
Có thể thấy, để phòng, chống bệnh mùa hè có hiệu quả, ngoài sự vào cuộc của ngành Y tế, mỗi người dân cần tích cực tham gia bằng những hành động, việc làm thiết thực và thực hiện tốt những khuyến cáo của ngành Y tế. Khi bản thân và người thân trong gia đình nghi bị bệnh, cần đến ngay các cơ sở y tế nơi gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Bác sĩ Nguyễn Minh Hiệp, Phó Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi, Trưởng khoa Nội Nhi cho biết: “So với năm trước, số lượng bệnh nhi nhập viện do nhiễm bệnh mùa hè tăng khoảng 20 - 30%. Trong đó, số trẻ mắc viêm phổi, viêm phế quản chiếm hơn nửa, còn lại là tiêu chảy, sốt, thủy đậu và sởi. Bệnh sởi chủ yếu thường gặp ở trẻ chưa được tiêm phòng và chưa đến lứa tuổi tiêm phòng sởi (9 tháng). Chính vì vậy, trong quá trình khám, chữa bệnh, chúng tôi khuyến cáo các gia đình cần chủ động đưa trẻ đi tiêm vắc xin đầy đủ”. Bác sĩ Hiệp cũng cho biết thêm, mùa hè cũng là thời điểm gia tăng các ca viêm não. Tuy bệnh viện chưa ghi nhận ca bệnh do não nhưng các bậc phụ huynh nên tiêm vắc xin đầy đủ cho trẻ để phòng ngừa các bệnh do viêm não gây ra.
Để tăng cường công tác phòng chống dịch, khám chữa bệnh, bên cạnh việc bố trí các ca, kíp trực thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của bệnh nhi, bệnh viện cũng tăng cường các biện pháp chống nóng tại khu vực khám chữa bệnh như lắp điều hòa nhiệt độ, quạt, bố trí đầy đủ giường, nước uống, thuốc men và các phương tiện y tế để kịp thời hỗ trợ khi có tình huống xảy ra, không để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo.
Để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh và khám, chữa bệnh cho người dân, Sở Y tế đã chủ động triển khai Kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm đến từng đơn vị, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở giáo dục. Trong đó, đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, về biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè.; hướng dẫn người dân thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh trường học, an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong điều kiện thời tiết nắng, nóng.
Các đơn vị khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, thuốc, vật tư, phương tiện đáp ứng kịp thời công tác cấp cứu và điều trị. Tổ chức tiếp nhận, phân loại, cách ly và điều trị, không để tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây ra. Khi phát hiện trường hợp nghi mắc hoặc tăng đột biến các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, ngộ độc phải thông báo ngay cho các cơ sở y tế dự phòng để phối hợp điều tra và xử lý ổ dịch. Thực hiện nghiêm túc các quy định về chuyên môn trong khám, chữa bệnh, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, xử lý chất thải y tế và giám sát nhiễm khuẩn, phòng tránh lây nhiễm chéo tại cơ sở y tế.
Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng yêu cầu các đơn vị y tế dự phòng tiếp tục rà soát đối tượng và tổ chức tiêm chủng đảm bảo đúng lịch, đủ liều cho trẻ; tổ chức tập huấn, nâng cao kiến thức và kỹ năng về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng và các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Đồng thời, khuyến cáo cha mẹ không nên cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là sởi; đồng thời, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ, đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
Có thể thấy, để phòng, chống bệnh mùa hè có hiệu quả, ngoài sự vào cuộc của ngành Y tế, mỗi người dân cần tích cực tham gia bằng những hành động, việc làm thiết thực và thực hiện tốt những khuyến cáo của ngành Y tế. Khi bản thân và người thân trong gia đình nghi bị bệnh, cần đến ngay các cơ sở y tế nơi gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.