Di tích lịch sử và nghệ thuật Quốc gia chùa Vĩnh Kiều
(BNP) - Chùa Vĩnh Kiều (phường Đồng Nguyên, thành phố Từ Sơn), còn gọi là Thiên Ứng tự, vốn được khởi dựng từ lâu đời và được trùng tu lần đầu vào thời Nguyễn, dưới triều vua Thành Thái 9 (1895) cùng với đình. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chùa bị đốt phá. Hòa bình lập lại, chùa được phục dựng, trở thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân địa phương.
Trải qua thời gian, chiến tranh, chùa đã được Nhà nước và nhân dân tu bổ nhiều lần với các hạng mục chính: Tam bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà khách, cổng, lầu Phật bà Quan âm cùng các công trình phụ trợ.
Cổng chùa đồng thời là cổng đình Vĩnh Kiều.
Tam bảo có kết cấu mặt bằng kiểu chữ "Đinh".
Nhà mẫu.
Nhà Tổ và nhà Mẫu, nhà khách đang được xây dựng mới quy mô lớn.
Tủ sách với nhiều đầu sách, kinh phật…
Trước mặt chùa là hồ lớn.
Giữa hồ là lầu Phật bà Quan âm.
Giếng cổ trong khuôn viên chùa.
Cây bồ đề lớn tỏa bóng mát trong sân chùa.
Ngay sát chùa là đình Vĩnh Kiều, Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.
Hiện, chùa còn lưu giữ được hệ thống 25 pho tượng cùng các hoành phi, câu đối thế kỷ XX.
Chùa Vĩnh Kiều là nơi Phật, thờ Mẫu, thờ Tổ được xếp hạng Di tích lịch sử và nghệ thuật cấp Quốc gia theo Quyết định số 138/QĐ ngày 31/01/1992.