Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Sáu, HĐND tỉnh
(BNP) – Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Sáu, HĐND tỉnh, chiều 12/7, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nguyễn Bá Thành đã trực tiếp giải trình nội dung chất vấn của các đại biểu về các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý của ngành.
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nguyễn Bá Thành.
Giải trình chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Thủy (thành phố Bắc Ninh) về hiệu quả các đề tài khoa học ứng dụng trong thực tiễn, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) cho biết, hiện nay, các đề tài khoa học trên địa bàn tỉnh tập trung vào 2 loại chủ yếu sau: các đề tài nghiên cứu ở lĩnh vực khoa học, xã hội và nhân văn; các đề tài áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất nông nghiệp.
Hằng năm, kinh phí bố trí cho các đề tài khoa học không cao, nhưng hiệu quả mang lại khá lớn. Cụ thể, hiện nay, diện tích đất canh tác của tỉnh đã giảm đáng kể, nhường chỗ cho KCN và đô thị, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng hơn 100 nghìn tấn so với năm 1997; năng suất lúa của tỉnh tăng nhanh từ 39,3 tạ/ha lên 62 tại/ha năm 2016; sản lượng chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng 3 lần; sản lượng thủy sản tăng 7 lần. Để có được những kết quả trên là nhờ vào những chủ trương quyết sách đúng đắn của các thế hệ lãnh đạo tỉnh, sự tham gia tích cực của các ngành, địa phương và nhân dân trong tỉnh, nhất là có sự đóng góp của các tiến bộ khoa học kỹ thuật; các bộ giống cây trồng, vật nuôi với năng suất, chất lượng cao và những quy trình sản xuất tiên tiến được tạo ra từ các đề tài khoa học.
Hằng năm, kinh phí bố trí cho các đề tài khoa học không cao, nhưng hiệu quả mang lại khá lớn. Cụ thể, hiện nay, diện tích đất canh tác của tỉnh đã giảm đáng kể, nhường chỗ cho KCN và đô thị, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng hơn 100 nghìn tấn so với năm 1997; năng suất lúa của tỉnh tăng nhanh từ 39,3 tạ/ha lên 62 tại/ha năm 2016; sản lượng chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng 3 lần; sản lượng thủy sản tăng 7 lần. Để có được những kết quả trên là nhờ vào những chủ trương quyết sách đúng đắn của các thế hệ lãnh đạo tỉnh, sự tham gia tích cực của các ngành, địa phương và nhân dân trong tỉnh, nhất là có sự đóng góp của các tiến bộ khoa học kỹ thuật; các bộ giống cây trồng, vật nuôi với năng suất, chất lượng cao và những quy trình sản xuất tiên tiến được tạo ra từ các đề tài khoa học.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (thành phố Bắc Ninh).
Về ý kiến cán bộ trẻ hiện nay không thích, không muốn nghiên cứu khoa học, Giám đốc Sở cho biết, có rất nhiều nguyên nhân, song về góc độ của ngành, Giám đốc Sở cho rằng, hoạt động nghiên cứu khoa học là rất khó, có độ rủi ro cao, nhưng kinh phí lại thấp, hồ sơ thanh toán thì phức tạp, trong khi lại chưa có thị trường để mua, bán, trao đổi sản phẩm khoa học minh bạch, thuận lợi; thậm chí chưa có nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư cho nghiên cứu khoa học để tạo sân chơi cho cán bộ trẻ tham gia.
Trong thời gian tới, ngành KHCN sẽ tiếp tục phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức tỉnh, Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh triển khai một số đề tài khoa học nhằm đẩy mạnh hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh... Đồng thời, phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức các hội thi, tập huấn về KHCN cho đoàn viên thanh niên; tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ trẻ tham gia hoạt động sáng kiến...
Trả lời câu hỏi của đại biểu Vũ Chí Kiên (thành phố Bắc Ninh) về việc hiện nay, các doanh nghiệp tư nhân tự mua bán công nghệ, vì thế có nhiều công nghệ lạc hậu dẫn đến sản xuất các sản phẩm không đảm bảo chất lượng và sức cạnh tranh. Giám đốc Sở KHCN cho biết, theo chức năng, nhiệm vụ, Sở KHCN có nhiệm vụ thẩm định cơ sở khoa học và thẩm định công nghệ các dự án đầu tư liên quan đến quy hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội và các đề án khác của tỉnh theo thẩm quyền.
Hằng năm, Sở đã mời các nhà khoa học, các nhà quản lý ở các Viện nghiên cứu, các trường Đại học và Bộ, ngành Trung ương tham gia Hội đồng thẩm định cho nhiều dự án đầu tư và công nghệ. Hội đồng đã tiến hành đánh giá độc lập, cung cấp cơ sở khoa học, tham mưu cho lãnh đạo tỉnh và các chủ đầu tư, các nhà đầu tư quyết định đầu tư.
Đại biểu Vũ Chí Kiên (thành phố Bắc Ninh).
Về vấn đề đại biểu nêu, Giám đốc Sở cho biết, cuối năm 2015, đầu năm 2016, Bộ KHCN đã ban hành các thông tư hướng dẫn quản lý các dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, các công nghệ được ưu tiên, các công nghệ hạn chế và công nghệ cấm nhập khẩu. Sở đã tiến hành tổ chức Hội nghị triển khai đến các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp có dây chuyền công nghệ.
“Dây chuyền công nghệ có thời hạn sử dụng dưới 10 năm, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam. Các dây chuyền công nghệ nằm trong dự án đầu tư không phải thẩm định thì ngành sẽ không tiến hành thẩm định. Tuy nhiên nếu chưa đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp phép đầu tư có yêu cầu thì ngành mới tiến hành thẩm định”, Giám đốc Nguyễn Bá Thành cho biết thêm.
Ngành cũng đề xuất, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi quy định các dây chuyền công nghệ phải được thẩm định công nghệ, đặc biệt là dây chuyền công nghệ lắp đặt tại các cụm CN, làng nghề; trong đó đề nghị hạn chế và tiến tới cấm nhập khẩu tất cả các dây chuyền công nghệ lạc hậu đã qua sử dụng.
Giám đốc Sở KHCN đã giải trình nội dung chất vấn của các đại biểu HĐND tỉnh về các vấn đề liên quan đến nguồn kinh phí bố trí cho hoạt động KHCN, tiến độ chi cho hoạt động KHCN còn chậm; công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ KHCN; chất lượng các Hội thảo KHCN...