Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2019
(BNP) - Trong tháng 6/2019, nhiều chính sách mới liên quan đến vấn đề y tế, giáo dục sẽ bắt đầu có hiệu lực.
Mỗi đơn vị cung cấp nước sạch phải được ngoại kiểm định kỳ mỗi năm 1 lần.
Kiểm tra đột xuất chất lượng nước sạch
Theo Thông tư 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho sinh hoạt, ngưỡng giới hạn cho phép của một số chất vô cơ có trong nước sạch sử dụng cho sinh hoạt như sau: Clo dư tự do nằm trong khoảng 0,2 - 1 mg/l; Chì nằm trong khoảng 0,01mg/l; Đồng nằm trong khoảng 1mg/l; Nhôm nằm trong khoảng 0,2mg/l.
Theo đó, mỗi đơn vị cung cấp nước sạch phải được ngoại kiểm định kỳ 1 lần/năm và được phép kiểm tra đột xuất trong các trường hợp như nghi ngờ về chất lượng nước, nhận được các phản ánh từ cơ quan, tổ chức, cá nhân về chất lượng nước,...
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2019.
Giảm số lượng cán bộ, công chức cấp xã
Từ ngày 25/6/2019, Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố sẽ chính thức có hiệu lực.
Theo Nghị định, số lượng cán bộ, công chức cấp xã sẽ giảm xuống và được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Trong đó, loại 1 có tối đa 23 người (trước đây là 25 người), loại 2 có tối đa 21 người (trước đây là 23 người), loại 3 có tối đa 19 người (trước đây là 21 người).
Đối với xã, thị trấn bố trí Trưởng công an xã là công an chính quy thì số lượng cán bộ, công chức nêu trên giảm 1 người.
Số lượng cán bộ, công chức cấp xã bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã…
Phá hủy công trình bảo vệ rừng bị xử phạt đến 25 triệu đồng
Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
Nghị định 35 nêu rõ phạt tiền từ 10.000.000 - 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi đập phá bảng tuyên truyền bảo vệ rừng, chòi canh lửa rừng, nhà làm việc, tài sản, phương tiện dùng trong việc tuần tra bảo vệ rừng; làm hư hỏng các công trình khác phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Ngoài ra văn bản còn quy định mức xử phạt đối với một số hành vi đáng chú ý khác như:
Phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Viết, vẽ, xóa các thông tin, hình ảnh trên các biển báo, biển cảnh báo, bảng tuyên truyền bảo vệ rừng;
Phạt tiền từ 1.000.000 - 5.000.000 đồng đối với hành vi tháo dỡ biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn bảo vệ rừng;
Phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Đào phá đường lâm nghiệp, đường tuần tra bảo vệ rừng; phá đường ranh cản lửa, kênh, mương, cống, đập ngăn nước, bể, hồ chứa nước phòng cháy và chữa cháy rừng; phá hàng rào, cọc mốc ranh giới khu rừng, tiểu khu, khoảnh và lô rừng.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 10/6/2019.
Say rượu bia không được lên máy bay
Theo Thông tư 13/2019/TT-BGTVT ngày 29/3/2019 của Bộ Giao thông vận tải có hiệu lực từ ngày 01/6/2019, các hãng Hàng không có thể từ chối hành khách mất kiểm soát do bia rượu hoặc các chất kích thích khác. Còn việc hành khách bị tâm thần thì chở hay không sẽ do hãng Hàng không quyết định.
Cũng theo Thông tư, hành khách được mang tối đa 1 lít chất lỏng lên các chuyến bay quốc tế; dung tích mỗi bình chứa 100ml và phải được đóng kín hoàn toàn.
Nhân viên thiết bị trường học có mức lương cao nhất trên 7 triệu đồng/tháng
Thông tư 08/2019/TT-BGDĐT ngày 2/5/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về xếp lương nhân viên thiết bị, thí nghiệm trong các trường trung học và trường chuyên biệt công lập quy định, viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nhân viên thiết bị, thí nghiệm được áp dụng bảng lương viên chức loại A0 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Cụ thể, các viên chức này sẽ được xếp lương từ bậc 1 (hệ số 2,1) đến bậc 10 (hệ số 4,89). Theo đó, từ ngày 1/7/2019 thì mức lương dao động từ 3.129.000 đồng/tháng - 7.286.100 đồng/tháng.
Chính sách có hiệu lực chính thức từ ngày 17/6/2019.
Vận động viên giải nghệ được hỗ trợ đào tạo nghề
Theo Nghị định 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục thể thao, vận động viên đội tuyển thể thao Quốc gia, đội tuyển thể thao ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi giải nghệ mà vẫn có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện thì sẽ được hỗ trợ đào tạo nghề.
Riêng đối với những vận động viên đạt huy chương tại Olympic Games, ASIAD, SEA Games được ưu tiên xét tuyển đặc cách vào làm việc tại các cơ sở thể thao công lập phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng thì sẽ được hưởng 100% lương trong thời gian tập sự…
Chính sách này có hiệu lực từ ngày 16/6/2019.
640 loại thuốc, hoạt chất sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu điều trị
Thông tư 03/2019/TT-BYT ngày 28/3/2019 của Bộ Y tế với danh mục ban hành có 640 loại thuốc, hoạt chất sản xuất trong nước, đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp.
Cụ thể: Ampicillin 1g; Cao bạch quả 40mg; Cồn 700; Paracetamol 500mg; Vitamin các loại; Glucosamin 500mg; Acid amin 5%; Biotin 5mg;…
Các loại thuốc thuộc danh mục này phải đảm bảo được 3 tiêu chí: Sản xuất tại các cơ sở sản xuất trong nước đã được cấp giấy đăng ký lưu hành; Có giá cả hợp lý, không cao hơn so với thuốc nhập khẩu có tiêu chí kỹ thuật tương đương; Có khả năng cung cấp cho các cơ sở điều trị trên cả nước.
Chính sách có hiệu lực từ ngày 1/6/2019.
Theo Thông tư 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho sinh hoạt, ngưỡng giới hạn cho phép của một số chất vô cơ có trong nước sạch sử dụng cho sinh hoạt như sau: Clo dư tự do nằm trong khoảng 0,2 - 1 mg/l; Chì nằm trong khoảng 0,01mg/l; Đồng nằm trong khoảng 1mg/l; Nhôm nằm trong khoảng 0,2mg/l.
Theo đó, mỗi đơn vị cung cấp nước sạch phải được ngoại kiểm định kỳ 1 lần/năm và được phép kiểm tra đột xuất trong các trường hợp như nghi ngờ về chất lượng nước, nhận được các phản ánh từ cơ quan, tổ chức, cá nhân về chất lượng nước,...
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2019.
Giảm số lượng cán bộ, công chức cấp xã
Từ ngày 25/6/2019, Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố sẽ chính thức có hiệu lực.
Theo Nghị định, số lượng cán bộ, công chức cấp xã sẽ giảm xuống và được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Trong đó, loại 1 có tối đa 23 người (trước đây là 25 người), loại 2 có tối đa 21 người (trước đây là 23 người), loại 3 có tối đa 19 người (trước đây là 21 người).
Đối với xã, thị trấn bố trí Trưởng công an xã là công an chính quy thì số lượng cán bộ, công chức nêu trên giảm 1 người.
Số lượng cán bộ, công chức cấp xã bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã…
Phá hủy công trình bảo vệ rừng bị xử phạt đến 25 triệu đồng
Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
Nghị định 35 nêu rõ phạt tiền từ 10.000.000 - 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi đập phá bảng tuyên truyền bảo vệ rừng, chòi canh lửa rừng, nhà làm việc, tài sản, phương tiện dùng trong việc tuần tra bảo vệ rừng; làm hư hỏng các công trình khác phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Ngoài ra văn bản còn quy định mức xử phạt đối với một số hành vi đáng chú ý khác như:
Phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Viết, vẽ, xóa các thông tin, hình ảnh trên các biển báo, biển cảnh báo, bảng tuyên truyền bảo vệ rừng;
Phạt tiền từ 1.000.000 - 5.000.000 đồng đối với hành vi tháo dỡ biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn bảo vệ rừng;
Phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Đào phá đường lâm nghiệp, đường tuần tra bảo vệ rừng; phá đường ranh cản lửa, kênh, mương, cống, đập ngăn nước, bể, hồ chứa nước phòng cháy và chữa cháy rừng; phá hàng rào, cọc mốc ranh giới khu rừng, tiểu khu, khoảnh và lô rừng.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 10/6/2019.
Say rượu bia không được lên máy bay
Theo Thông tư 13/2019/TT-BGTVT ngày 29/3/2019 của Bộ Giao thông vận tải có hiệu lực từ ngày 01/6/2019, các hãng Hàng không có thể từ chối hành khách mất kiểm soát do bia rượu hoặc các chất kích thích khác. Còn việc hành khách bị tâm thần thì chở hay không sẽ do hãng Hàng không quyết định.
Cũng theo Thông tư, hành khách được mang tối đa 1 lít chất lỏng lên các chuyến bay quốc tế; dung tích mỗi bình chứa 100ml và phải được đóng kín hoàn toàn.
Nhân viên thiết bị trường học có mức lương cao nhất trên 7 triệu đồng/tháng
Thông tư 08/2019/TT-BGDĐT ngày 2/5/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về xếp lương nhân viên thiết bị, thí nghiệm trong các trường trung học và trường chuyên biệt công lập quy định, viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nhân viên thiết bị, thí nghiệm được áp dụng bảng lương viên chức loại A0 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Cụ thể, các viên chức này sẽ được xếp lương từ bậc 1 (hệ số 2,1) đến bậc 10 (hệ số 4,89). Theo đó, từ ngày 1/7/2019 thì mức lương dao động từ 3.129.000 đồng/tháng - 7.286.100 đồng/tháng.
Chính sách có hiệu lực chính thức từ ngày 17/6/2019.
Vận động viên giải nghệ được hỗ trợ đào tạo nghề
Theo Nghị định 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục thể thao, vận động viên đội tuyển thể thao Quốc gia, đội tuyển thể thao ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi giải nghệ mà vẫn có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện thì sẽ được hỗ trợ đào tạo nghề.
Riêng đối với những vận động viên đạt huy chương tại Olympic Games, ASIAD, SEA Games được ưu tiên xét tuyển đặc cách vào làm việc tại các cơ sở thể thao công lập phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng thì sẽ được hưởng 100% lương trong thời gian tập sự…
Chính sách này có hiệu lực từ ngày 16/6/2019.
640 loại thuốc, hoạt chất sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu điều trị
Thông tư 03/2019/TT-BYT ngày 28/3/2019 của Bộ Y tế với danh mục ban hành có 640 loại thuốc, hoạt chất sản xuất trong nước, đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp.
Cụ thể: Ampicillin 1g; Cao bạch quả 40mg; Cồn 700; Paracetamol 500mg; Vitamin các loại; Glucosamin 500mg; Acid amin 5%; Biotin 5mg;…
Các loại thuốc thuộc danh mục này phải đảm bảo được 3 tiêu chí: Sản xuất tại các cơ sở sản xuất trong nước đã được cấp giấy đăng ký lưu hành; Có giá cả hợp lý, không cao hơn so với thuốc nhập khẩu có tiêu chí kỹ thuật tương đương; Có khả năng cung cấp cho các cơ sở điều trị trên cả nước.
Chính sách có hiệu lực từ ngày 1/6/2019.