Khẳng định sản phẩm nghề mỳ gạo Tử Nê
(BNP) - Nhờ những sợi mỳ dẻo dai, trắng muốt mà đời sống của các hộ dân ở thôn Tử Nê, xã Tân Lãng, huyện Lương Tài đang khá lên từng ngày. Những ngôi nhà được xây dựng khang trang, con đường liên thôn tấp nập người qua lại, buôn bán. Biết cách duy trì và phát triển nghề đã giúp người dân nơi đây từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.
Xưởng sản xuất mỳ gạo của gia đình anh Nguyễn Văn Khoái.
Nghề làm mỳ gạo thôn Tử Nê đã có từ rất lâu, ít ai có thể biết rằng các thế hệ người dân Tử Nê đã trải qua bao thăng trầm để giữ nghề của cha ông để lại. Nghề làm mỳ gạo không đòi hỏi vốn lớn nên hộ gia đình nào cũng có thể làm được, có ít làm ít, có nhiều làm nhiều, rải rác khắp các xóm của thôn Tử Nê. Với khoảng gần 300 hộ làm mỳ, thôn Tử Nê cung cấp cho thị trường các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên và một số tỉnh ở khu vực phía Nam. Sản xuất với khối lượng liên tục như vậy nên hoạt động làm nghề ở đây bắt đầu từ rất sớm. Mỗi hộ làm mỳ ở thôn Tử Nê đều có một khoảng sân rộng, để dành cho việc phơi mỳ, vừa tạo thuận lợi trong công đoạn lật và thu mỳ, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Gia đình anh Nguyễn Văn Khoái là một trong những hộ sản xuất lớn của thôn Tử Nê, đã gắn với nghề làm mỳ gạo được 3 đời. Nét đặc trưng của mỳ gạo Tử Nê là sợi mỳ nhỏ, trắng, dai, dẻo, có mùi thơm của lúa gạo, không có thành phần chất phụ gia, thuốc bảo quản thực phẩm, được làm hoàn toàn bằng thủ công, xay gạo bằng cối đá, tráng mỳ bằng tay, đun bếp củi. Vài năm trở lại đây, quy trình sản xuất mỳ gạo được cải tiến nhờ máy móc nhưng trong từng công đoạn vẫn được thực hiện thủ công một cách tỉ mỉ và cẩn thận thông qua những kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều năm của người dân làm nghề.
Nhờ tích lũy sau bao năm làm nghề, năm 2017, anh Khoái đầu tư khoảng hơn 2 tỷ đồng xây dựng khu nhà xưởng và đầu tư đồng bộ hệ thống máy móc, từ khâu vo gạo, xay bột, tráng, sấy mỳ, cắt mỳ sợi khô đến đóng gói thành phẩm. Trung bình mỗi ngày, hộ anh Khoái sản xuất khoảng 2,5 - 3 tấn mỳ gạo, doanh thu hàng năm đạt khoảng gần 15 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 14 lao động, đồng thời, hướng dẫn, giúp đỡ cho các hộ gia đình trong thôn về kiến thức khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm chế biến mỳ gạo.
Đặc sản mỳ gạo Tử Nê ngày càng có chỗ đứng trên thị trường, nức tiếng gần xa và khẳng định sản phẩm của mình so với các loại mỳ khác. Đây là món ẩm thực bình dân, chế biến được nhiều món như lẩu, mỳ xào hay phở và có tính ưu việt là khi để nguội, mỳ vẫn không bị nát mà vẫn giữ được hương vị riêng. Bởi vậy, ai từng được thưởng thức mỳ Tử Nê một lần chắc hẳn sẽ không quên màu trắng sữa, vị ngọt của gạo khang dân được trồng trên đất ruộng, đất thịt đặc trưng chịu được gió bão, sương sa. Đó chính là sự hòa quyện giữa gạo quê và nguồn nước trong lành, cùng với đôi bàn tay nghệ nhân làng nghề để làm nên đặc sản của một miền quê.
Anh Nguyễn Văn Khoái mong muốn, sau khi sản phẩm mỳ gạo Tử Nê được lựa chọn tham gia chương trình mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2019 – 2020, sản phẩm mỳ gạo Tử Nê sẽ có những bước phát triển mới, tạo chỗ đứng trên thị trường tiêu thụ trong nước cũng như tiến xa hơn là xuất khẩu, qua đó, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo thương hiệu sản phẩm nông sản của tỉnh, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh./.
Gia đình anh Nguyễn Văn Khoái là một trong những hộ sản xuất lớn của thôn Tử Nê, đã gắn với nghề làm mỳ gạo được 3 đời. Nét đặc trưng của mỳ gạo Tử Nê là sợi mỳ nhỏ, trắng, dai, dẻo, có mùi thơm của lúa gạo, không có thành phần chất phụ gia, thuốc bảo quản thực phẩm, được làm hoàn toàn bằng thủ công, xay gạo bằng cối đá, tráng mỳ bằng tay, đun bếp củi. Vài năm trở lại đây, quy trình sản xuất mỳ gạo được cải tiến nhờ máy móc nhưng trong từng công đoạn vẫn được thực hiện thủ công một cách tỉ mỉ và cẩn thận thông qua những kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều năm của người dân làm nghề.
Nhờ tích lũy sau bao năm làm nghề, năm 2017, anh Khoái đầu tư khoảng hơn 2 tỷ đồng xây dựng khu nhà xưởng và đầu tư đồng bộ hệ thống máy móc, từ khâu vo gạo, xay bột, tráng, sấy mỳ, cắt mỳ sợi khô đến đóng gói thành phẩm. Trung bình mỗi ngày, hộ anh Khoái sản xuất khoảng 2,5 - 3 tấn mỳ gạo, doanh thu hàng năm đạt khoảng gần 15 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 14 lao động, đồng thời, hướng dẫn, giúp đỡ cho các hộ gia đình trong thôn về kiến thức khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm chế biến mỳ gạo.
Đặc sản mỳ gạo Tử Nê ngày càng có chỗ đứng trên thị trường, nức tiếng gần xa và khẳng định sản phẩm của mình so với các loại mỳ khác. Đây là món ẩm thực bình dân, chế biến được nhiều món như lẩu, mỳ xào hay phở và có tính ưu việt là khi để nguội, mỳ vẫn không bị nát mà vẫn giữ được hương vị riêng. Bởi vậy, ai từng được thưởng thức mỳ Tử Nê một lần chắc hẳn sẽ không quên màu trắng sữa, vị ngọt của gạo khang dân được trồng trên đất ruộng, đất thịt đặc trưng chịu được gió bão, sương sa. Đó chính là sự hòa quyện giữa gạo quê và nguồn nước trong lành, cùng với đôi bàn tay nghệ nhân làng nghề để làm nên đặc sản của một miền quê.
Anh Nguyễn Văn Khoái mong muốn, sau khi sản phẩm mỳ gạo Tử Nê được lựa chọn tham gia chương trình mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2019 – 2020, sản phẩm mỳ gạo Tử Nê sẽ có những bước phát triển mới, tạo chỗ đứng trên thị trường tiêu thụ trong nước cũng như tiến xa hơn là xuất khẩu, qua đó, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo thương hiệu sản phẩm nông sản của tỉnh, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh./.