Nguồn vốn huy động tín dụng đạt 105 nghìn tỷ đồng
(BNP) - Từ đầu năm đến nay, ngành Ngân hàng chỉ đạo các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và các dịch vụ ngân hàng, nhất là tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp và người dân nhằm góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tín dụng đen.
Khách hàng rút tiền mặt tại cây ATM Ngân hàng Vietcombank.
Với mục tiêu đảm bảo nguồn vốn cho tín dụng, một số ngân hàng đã nâng lãi suất huy động bằng VNĐ từ 0,1-0,2% ở kỳ hạn từ 6-12 tháng và trên 12 tháng, nên nguồn vốn huy động tiếp tục tăng. Tổng nguồn vốn huy động tín dụng đến cuối tháng 3 ước đạt 105 nghìn tỷ đồng, tăng 4,5% so tháng trước, tăng 16,1% so cùng tháng năm trước và tăng 5,9% so với cuối năm 2018.
Trong quý I, thực hiện chỉ đạo của NHNN, các ngân hàng và tổ chức tín dụng đã áp dụng lãi suất và mức phí cho vay hợp lý đối với từng loại hình doanh nghiệp. Đối với lãi suất cho vay bằng VND phổ biến ở mức: các lĩnh vực, ngành kinh tế ưu tiên từ 6-6,5%/năm; các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường khác, mức lãi suất giảm 0,5% so với quý I/2018: kỳ ngắn hạn từ 8-9,5%/năm, trung và dài hạn từ 10-11%/năm. Các ngân hàng cũng thực hiện tái cơ cấu nguồn vốn tín dụng theo hướng mở rộng cho vay trung và dài hạn.
Tổng dư nợ đến cuối tháng 3 ước đạt 80,8 nghìn tỷ đồng, tăng 14,4% so cùng tháng năm trước và tăng 0,3% so với cuối năm 2018. Đối với nợ xấu, NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng tổ chức triển khai đồng bộ tổ hợp các giải pháp nhằm xử lý, thu hồi nợ xấu, ngăn chặn nợ xấu mới phát sinh. Đến cuối tháng 3/2019, nợ xấu trên địa bàn còn 770 tỷ đồng, chiếm 0,95% tổng dư nợ.
Nhu cầu chi tiêu tiền mặt của dân cư và các tổ chức tăng cao, công tác thanh toán được các ngân hàng thực hiện nhanh chóng, kịp thời, chính xác và an toàn tuyệt đối, nên lượng thu - chi tiền mặt qua ngân hàng tăng khá. Tính chung, tổng thu tiền mặt trong quý I ước đạt 120,1 nghìn tỷ đồng và chi tiền mặt đạt 119,7 nghìn tỷ đồng, bội thu tiền mặt ước đạt 400 tỷ đồng, cao hơn mức 300 tỷ đồng của quý I/2018. Các ngân hàng tiếp tục mở rộng dịch vụ trả lương qua tài khoản, với 2.437 đơn vị (trong đó có 830 đơn vị hưởng lương từ NSNN); đã phát hành 831.853 thẻ ATM; lắp đặt và vận hành 1.835 máy POS với số lượng giao dịch thanh toán qua máy POS trong quý I đạt 213.791 món với doanh số đạt 540 tỷ đồng.
Trong quý I, thực hiện chỉ đạo của NHNN, các ngân hàng và tổ chức tín dụng đã áp dụng lãi suất và mức phí cho vay hợp lý đối với từng loại hình doanh nghiệp. Đối với lãi suất cho vay bằng VND phổ biến ở mức: các lĩnh vực, ngành kinh tế ưu tiên từ 6-6,5%/năm; các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường khác, mức lãi suất giảm 0,5% so với quý I/2018: kỳ ngắn hạn từ 8-9,5%/năm, trung và dài hạn từ 10-11%/năm. Các ngân hàng cũng thực hiện tái cơ cấu nguồn vốn tín dụng theo hướng mở rộng cho vay trung và dài hạn.
Tổng dư nợ đến cuối tháng 3 ước đạt 80,8 nghìn tỷ đồng, tăng 14,4% so cùng tháng năm trước và tăng 0,3% so với cuối năm 2018. Đối với nợ xấu, NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng tổ chức triển khai đồng bộ tổ hợp các giải pháp nhằm xử lý, thu hồi nợ xấu, ngăn chặn nợ xấu mới phát sinh. Đến cuối tháng 3/2019, nợ xấu trên địa bàn còn 770 tỷ đồng, chiếm 0,95% tổng dư nợ.
Nhu cầu chi tiêu tiền mặt của dân cư và các tổ chức tăng cao, công tác thanh toán được các ngân hàng thực hiện nhanh chóng, kịp thời, chính xác và an toàn tuyệt đối, nên lượng thu - chi tiền mặt qua ngân hàng tăng khá. Tính chung, tổng thu tiền mặt trong quý I ước đạt 120,1 nghìn tỷ đồng và chi tiền mặt đạt 119,7 nghìn tỷ đồng, bội thu tiền mặt ước đạt 400 tỷ đồng, cao hơn mức 300 tỷ đồng của quý I/2018. Các ngân hàng tiếp tục mở rộng dịch vụ trả lương qua tài khoản, với 2.437 đơn vị (trong đó có 830 đơn vị hưởng lương từ NSNN); đã phát hành 831.853 thẻ ATM; lắp đặt và vận hành 1.835 máy POS với số lượng giao dịch thanh toán qua máy POS trong quý I đạt 213.791 món với doanh số đạt 540 tỷ đồng.