Nhiều gia đình hoãn đám cưới để phòng, chống dịch Covid-19
(BNP) - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ "Chống dịch như chống giặc", nhận thức được cơ chế lây lan, mức độ nguy hiểm của dịch Covid-19 khi tụ tập đông người, thời gian qua, nhiều gia đình trên địa bàn tỉnh đã lùi lịch đám cưới hoặc thu nhỏ quy mô tổ chức, qua đó, góp phần tích cực trong công tác phòng, chống đại dịch.
Ảnh minh họa.
Thời điểm này đang là mùa cưới của nhiều cặp đôi, một số đang công tác tại địa phương, còn một số cặp đôi đi làm ăn xa hoặc lấy người ngoại tỉnh đã chuẩn bị các điều kiện để tổ chức lễ cưới. Tuy nhiên, nhận thức được diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều gia đình trên địa bàn tỉnh đã tạm hoãn đám cưới hoặc đối với những gia đình đã cận kề ngày cưới thì giảm quy mô, khách mời, đảm bảo nghiêm quy định phòng dịch theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng, qua đó, ngăn ngừa sự lây lan của dịch, bảo vệ mình, gia đình và cộng đồng.
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, khuyến cáo, hướng dẫn các gia đình tổ chức lễ cưới, tiệc cưới phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó, đối với những lễ cưới, tiệc cưới chưa tổ chức, vận động các gia đình cân nhắc, lùi thời gian tổ chức tiệc cưới vào thời điểm phù hợp khi đã công bố hết dịch. Với những lễ cưới, tiệc cưới đã ấn định thời gian, vận động các gia đình tổ chức quy mô nhỏ, trong nội bộ gia tộc; hạn chế mời khách, họ hàng đang sinh sống và làm việc ở địa phương khác. Trong khi tổ chức, nên bố trí khu vực rửa tay, sát khuẩn và nắm bắt chặt chẽ danh sách khách mời đến dự. Không tổ chức đón dâu rườm rà, khuyến khích dùng hình thức báo hỷ thay cho việc mời dự lễ cưới, tiệc cưới.
Ngày 22/2 âm lịch là ngày thành hôn của con trai bà Lê Thị Miên, thị xã Từ Sơn. Gia đình bà Miên đã gửi thiệp mời cho họ hàng, bạn bè gần xa, song trước tình hình dịch bệnh, gia đình đã bàn bạc và thống nhất thông báo hoãn đám cưới. Nhiều người ngạc nhiên nhưng sau khi biết được lý do thì đều đồng tình, ủng hộ. Trong tình hình hiện tại, công tác chống dịch là quan trọng nhất.
Gia đình bà Nguyễn Bích Thủy, thành phố Bắc Ninh đã ấn định đám cưới cho con gái vào ngày 6/3 âm lịch. Mặc dù đã lên danh sách khách mời, đặt một phần tiền cỗ, nhưng trước những căng thẳng của dịch Covid-19, vợ chồng bà đã bàn với gia đình nhà trai tiến hành tổ chức đón dâu với quy mô thu hẹp, trong nội bộ gia đình, chờ khi hết dịch bệnh sẽ tổ chức tiệc cưới sau. Bà Thủy cho biết: Qua theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình dịch Covid-19 và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang để phòng, chống dịch Covid-19, gia đình đã cân nhắc, lùi thời gian tổ chức tiệc cưới vào thời điểm phù hợp khi đã công bố hết dịch. Việc này nhận được sự ủng hộ của gia đình 2 bên, người thân, bạn bè, nhất là sự nhất trí cao của cô dâu, chú rể. Bà nghĩ, đây là giải pháp hợp lý trong thời điểm dịch bệnh như thế này.
Vẫn biết lễ cưới là sự kiện trọng đại của đời người. Lễ cưới truyền thống của người Việt có nhiều nghi thức, từ dạm ngõ, ăn hỏi đến tổ chức tiệc cưới. Với những người được cho là "cao số" thì thậm chí phải tổ chức cưới hai lần, nghĩa là đón dâu hai lần để hóa giải những điều xấu trong hôn nhân. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, việc giản lược quy mô, nghi thức cưới hỏi hoặc lùi thời gian tổ chức đám cưới là rất cần thiết, cần được lan tỏa, nhân rộng trong cộng đồng. Tin tưởng rằng, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở cùng với sự chủ động, tích cực của người dân, công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh sẽ đạt được hiệu quả cao nhất, với mục tiêu không để dịch bệnh lây lan trên địa bàn./.
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, khuyến cáo, hướng dẫn các gia đình tổ chức lễ cưới, tiệc cưới phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó, đối với những lễ cưới, tiệc cưới chưa tổ chức, vận động các gia đình cân nhắc, lùi thời gian tổ chức tiệc cưới vào thời điểm phù hợp khi đã công bố hết dịch. Với những lễ cưới, tiệc cưới đã ấn định thời gian, vận động các gia đình tổ chức quy mô nhỏ, trong nội bộ gia tộc; hạn chế mời khách, họ hàng đang sinh sống và làm việc ở địa phương khác. Trong khi tổ chức, nên bố trí khu vực rửa tay, sát khuẩn và nắm bắt chặt chẽ danh sách khách mời đến dự. Không tổ chức đón dâu rườm rà, khuyến khích dùng hình thức báo hỷ thay cho việc mời dự lễ cưới, tiệc cưới.
Ngày 22/2 âm lịch là ngày thành hôn của con trai bà Lê Thị Miên, thị xã Từ Sơn. Gia đình bà Miên đã gửi thiệp mời cho họ hàng, bạn bè gần xa, song trước tình hình dịch bệnh, gia đình đã bàn bạc và thống nhất thông báo hoãn đám cưới. Nhiều người ngạc nhiên nhưng sau khi biết được lý do thì đều đồng tình, ủng hộ. Trong tình hình hiện tại, công tác chống dịch là quan trọng nhất.
Gia đình bà Nguyễn Bích Thủy, thành phố Bắc Ninh đã ấn định đám cưới cho con gái vào ngày 6/3 âm lịch. Mặc dù đã lên danh sách khách mời, đặt một phần tiền cỗ, nhưng trước những căng thẳng của dịch Covid-19, vợ chồng bà đã bàn với gia đình nhà trai tiến hành tổ chức đón dâu với quy mô thu hẹp, trong nội bộ gia đình, chờ khi hết dịch bệnh sẽ tổ chức tiệc cưới sau. Bà Thủy cho biết: Qua theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình dịch Covid-19 và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang để phòng, chống dịch Covid-19, gia đình đã cân nhắc, lùi thời gian tổ chức tiệc cưới vào thời điểm phù hợp khi đã công bố hết dịch. Việc này nhận được sự ủng hộ của gia đình 2 bên, người thân, bạn bè, nhất là sự nhất trí cao của cô dâu, chú rể. Bà nghĩ, đây là giải pháp hợp lý trong thời điểm dịch bệnh như thế này.
Vẫn biết lễ cưới là sự kiện trọng đại của đời người. Lễ cưới truyền thống của người Việt có nhiều nghi thức, từ dạm ngõ, ăn hỏi đến tổ chức tiệc cưới. Với những người được cho là "cao số" thì thậm chí phải tổ chức cưới hai lần, nghĩa là đón dâu hai lần để hóa giải những điều xấu trong hôn nhân. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, việc giản lược quy mô, nghi thức cưới hỏi hoặc lùi thời gian tổ chức đám cưới là rất cần thiết, cần được lan tỏa, nhân rộng trong cộng đồng. Tin tưởng rằng, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở cùng với sự chủ động, tích cực của người dân, công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh sẽ đạt được hiệu quả cao nhất, với mục tiêu không để dịch bệnh lây lan trên địa bàn./.