Nhịp cầu chia sẻ những khó khăn của người lao động
(BNP) - Sau gần 02 năm triển khai dự án “Thúc đẩy quyền và tiếng nói của lao động di cư, đặc biệt là lao động nữ, hướng tới đảm bảo an sinh xã hội và điều kiện làm việc tốt hơn ở các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, mô hình sinh hoạt nhóm công nhân nòng cốt (CNNC) do Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) thành lập dần trở thành nhịp cầu gắn kết, nơi chia sẻ những khó khăn của người lao động thông qua việc hỗ trợ, tư vấn, nâng cao kiến thức pháp luật.
Buổi sinh hoạt nhóm CNNC của nhóm "My Love" tại thôn Giang Liễu, xã Phương Liễu, huyện Quế Võ.
Ông Thân Văn Vọng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, Trưởng ban Quản lý dự án cho biết, mục đích của dự án nhằm xây dựng, duy trì và phát triển lực lượng CNNC, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mang lại quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, hướng tới điều kiện làm việc tốt hơn cho công nhân lao động. Qua thực tiễn cho thấy, hoạt động thiết thực của các nhóm CNNC bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực, người lao động có ý thức tốt hơn trong thực hiện nội quy nơi ở, nơi làm việc, số lượng công nhân lao động vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội khác ở các khu dân cư, khu nhà trọ giảm dần. Thông qua những buổi sinh hoạt, công nhân trưởng thành hơn về nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của bản thân với các công nhân khác, cộng đồng, xã hội…
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 6 nhóm CNNC hoạt động với 240 thành viên, tập trung chủ yếu tại 02 xã Yên Trung (huyện Yên Phong) và Phương Liễu (huyện Quế Võ). Trong quý I/2019, Liên đoàn Lao động tỉnh đã tổ chức 18 buổi sinh hoạt, thu hút 360 lượt công nhân tham gia. Tại đây, các công nhân được Liên đoàn Lao động tỉnh và các chuyên gia ngành y tế, điện lực, lao động xã hội, công an tư vấn về luật bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, luật lao động, an toàn giao thông, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống tệ nạn xã hội… Đặc biệt với sự tham gia của các chủ nhà trọ với vai trò trưởng nhóm CNNC, công nhân lao động sẽ được hưởng giá nhà trọ, điện, nước với mức ổn định, giúp người lao động giảm thiểu chi phí sinh hoạt, yên tâm sinh sống, làm việc lâu dài.
Thành lập từ tháng 07/2017, nhóm “My Love”, thôn Giang Liễu, xã Phương Liễu, huyện Quế Võ là nhóm CNNC có nhiều hoạt động sôi nổi, tích cực, thu hút nhiều thành viên tham gia sinh hoạt. Chị Trần Thị Mỳ, công nhân Công ty TNHH Spica Elastic Việt Nam (KCN Quế Võ), trưởng nhóm “My Love” chia sẻ: “Nhận thấy lợi ích và ý nghĩa của hoạt động nhóm CNNC, tôi đã tích cực vận động công nhân lao động trong xóm trọ tham gia sinh hoạt vào mỗi buổi chiều chủ nhật với số lượng khoảng 20 thành viên. Bản thân tôi cùng các chủ nhà trọ khác cam kết không tăng giá tiền nhà, tiền điện, góp phần động viên anh chị em công nhân yên tâm đi làm, ổn định cuộc sống xa nhà, thêm gắn bó với nhà trọ và KCN”.
Cùng chung quan điểm, chị Nguyễn Thị Nguyệt, trưởng nhóm CNNC Nguyệt Hạ, thôn Giang Liễu khẳng định, các CNNC tại khu trọ Nguyệt Hạ đều được hưởng giá thuê trọ và phí sinh hoạt hợp lý với mức giá cho thuê từ 650.000 đến 750.000 đồng/phòng/tháng, thấp hơn các nhà trọ cùng khu vực khoảng từ 90.000 đến 120.000 đồng/tháng; giá điện 2.500 đồng/kWh, thấp hơn khoảng 500 đến 1.000 đồng/kWh và tiền nước thu 30.000 đồng/người/tháng thay vì tính mức thu theo khối nước.
Bên cạnh các quyền lợi khi tham gia nhóm CNNC, mỗi thành viên cũng trở thành những “tuyên truyền viên tin cậy” tại các KCN, khu nhà trọ. Anh Nguyễn Tài Đại, công nhân Công ty TNHH Hoàng Trung (KCN Quế Võ) một trong những thành viên tích cực, có nhiều đóng góp cho hoạt động của nhóm cho biết: “Tham gia sinh hoạt nhóm, tôi không chỉ được trao đổi những thông tin bổ ích về luật lao động, chế độ tiền lương và điều kiện làm việc mà còn chia sẻ những kiến thức, giải đáp thông tin, vướng mắc, giúp đỡ các đồng nghiệp áp dụng vào trong công việc hàng ngày để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho bản thân. Thông qua hiệu quả sinh hoạt nhóm, tôi cũng mong muốn Liên đoàn Lao động tỉnh nhân rộng mô hình CNNC tới các địa phương để những công nhân đi ở trọ như tôi được nâng cao nhận thức và hưởng những lợi ích thiết yếu, giảm thiểu chi phí sinh hoạt, yên tâm làm việc lâu dài tại tỉnh”.
Trong quá trình hoạt động, do tính chất đặc thù công việc, thời gian làm việc theo ca, kíp dẫn đến số lượng công nhân tham gia sinh hoạt nhóm hàng tháng còn ít. Thời gian tới, Liên đoàn Lao động tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, đổi mới nội dung hoạt động, nội dung sinh hoạt hàng tháng của các nhóm CNNC; chủ động nắm bắt tư tưởng, tâm tư nguyện vọng để kịp thời giúp đỡ giải quyết những khó khăn vướng mắc cho công nhân lao động. Đồng thời, tổ chức tập huấn về kiến thức kỹ năng cần thiết điều hành nhóm và các hoạt động văn hóa văn nghệ gắn với hoạt động nhóm CNNC; tăng cường các hoạt động toạ đàm, đối thoại, trao đổi giữa công nhân và các cơ quan chức năng nhằm thúc đẩy tiếng nói, hỗ trợ bảo vệ quyền người lao động và công nhân ngoại tỉnh.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 6 nhóm CNNC hoạt động với 240 thành viên, tập trung chủ yếu tại 02 xã Yên Trung (huyện Yên Phong) và Phương Liễu (huyện Quế Võ). Trong quý I/2019, Liên đoàn Lao động tỉnh đã tổ chức 18 buổi sinh hoạt, thu hút 360 lượt công nhân tham gia. Tại đây, các công nhân được Liên đoàn Lao động tỉnh và các chuyên gia ngành y tế, điện lực, lao động xã hội, công an tư vấn về luật bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, luật lao động, an toàn giao thông, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống tệ nạn xã hội… Đặc biệt với sự tham gia của các chủ nhà trọ với vai trò trưởng nhóm CNNC, công nhân lao động sẽ được hưởng giá nhà trọ, điện, nước với mức ổn định, giúp người lao động giảm thiểu chi phí sinh hoạt, yên tâm sinh sống, làm việc lâu dài.
Thành lập từ tháng 07/2017, nhóm “My Love”, thôn Giang Liễu, xã Phương Liễu, huyện Quế Võ là nhóm CNNC có nhiều hoạt động sôi nổi, tích cực, thu hút nhiều thành viên tham gia sinh hoạt. Chị Trần Thị Mỳ, công nhân Công ty TNHH Spica Elastic Việt Nam (KCN Quế Võ), trưởng nhóm “My Love” chia sẻ: “Nhận thấy lợi ích và ý nghĩa của hoạt động nhóm CNNC, tôi đã tích cực vận động công nhân lao động trong xóm trọ tham gia sinh hoạt vào mỗi buổi chiều chủ nhật với số lượng khoảng 20 thành viên. Bản thân tôi cùng các chủ nhà trọ khác cam kết không tăng giá tiền nhà, tiền điện, góp phần động viên anh chị em công nhân yên tâm đi làm, ổn định cuộc sống xa nhà, thêm gắn bó với nhà trọ và KCN”.
Cùng chung quan điểm, chị Nguyễn Thị Nguyệt, trưởng nhóm CNNC Nguyệt Hạ, thôn Giang Liễu khẳng định, các CNNC tại khu trọ Nguyệt Hạ đều được hưởng giá thuê trọ và phí sinh hoạt hợp lý với mức giá cho thuê từ 650.000 đến 750.000 đồng/phòng/tháng, thấp hơn các nhà trọ cùng khu vực khoảng từ 90.000 đến 120.000 đồng/tháng; giá điện 2.500 đồng/kWh, thấp hơn khoảng 500 đến 1.000 đồng/kWh và tiền nước thu 30.000 đồng/người/tháng thay vì tính mức thu theo khối nước.
Bên cạnh các quyền lợi khi tham gia nhóm CNNC, mỗi thành viên cũng trở thành những “tuyên truyền viên tin cậy” tại các KCN, khu nhà trọ. Anh Nguyễn Tài Đại, công nhân Công ty TNHH Hoàng Trung (KCN Quế Võ) một trong những thành viên tích cực, có nhiều đóng góp cho hoạt động của nhóm cho biết: “Tham gia sinh hoạt nhóm, tôi không chỉ được trao đổi những thông tin bổ ích về luật lao động, chế độ tiền lương và điều kiện làm việc mà còn chia sẻ những kiến thức, giải đáp thông tin, vướng mắc, giúp đỡ các đồng nghiệp áp dụng vào trong công việc hàng ngày để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho bản thân. Thông qua hiệu quả sinh hoạt nhóm, tôi cũng mong muốn Liên đoàn Lao động tỉnh nhân rộng mô hình CNNC tới các địa phương để những công nhân đi ở trọ như tôi được nâng cao nhận thức và hưởng những lợi ích thiết yếu, giảm thiểu chi phí sinh hoạt, yên tâm làm việc lâu dài tại tỉnh”.
Trong quá trình hoạt động, do tính chất đặc thù công việc, thời gian làm việc theo ca, kíp dẫn đến số lượng công nhân tham gia sinh hoạt nhóm hàng tháng còn ít. Thời gian tới, Liên đoàn Lao động tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, đổi mới nội dung hoạt động, nội dung sinh hoạt hàng tháng của các nhóm CNNC; chủ động nắm bắt tư tưởng, tâm tư nguyện vọng để kịp thời giúp đỡ giải quyết những khó khăn vướng mắc cho công nhân lao động. Đồng thời, tổ chức tập huấn về kiến thức kỹ năng cần thiết điều hành nhóm và các hoạt động văn hóa văn nghệ gắn với hoạt động nhóm CNNC; tăng cường các hoạt động toạ đàm, đối thoại, trao đổi giữa công nhân và các cơ quan chức năng nhằm thúc đẩy tiếng nói, hỗ trợ bảo vệ quyền người lao động và công nhân ngoại tỉnh.