Nối dài tình yêu với dân ca
(BNP) – Sau hơn 01 năm (tháng 5/2018) đi vào hoạt động, đến nay, Câu lạc bộ Dân ca Ba miền Bắc Ninh đã trở thành sân chơi bổ ích lành mạnh cho gần 40 người yêu thích văn hóa, văn nghệ, đặc biệt là những làn điệu dân ca. Đây không chỉ là một cách làm mới để bảo tồn các loại hình dân ca truyền thống mà còn truyền cảm hứng nuôi dưỡng tình yêu với dân ca, nhất là Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong các tầng lớp nhân dân.
Một buổi sinh hoạt của CLB Dân ca Ba miền Bắc Ninh.
Tôi đến tham dự một buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ (CLB) Dân ca Ba miền Bắc Ninh tại nhà riêng của liền chị Kim Oanh, phố Lê Quý Đôn, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh. Chị Oanh công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, vừa được nghỉ chế độ vào năm 2017. Sau bao năm gắn bó với nghệ thuật, đến khi về nghỉ hưu, chị Oanh vẫn đau đáu nỗi nhớ nghề. Việc chị tham gia và trực tiếp dạy hát dân ca tại CLB Dân ca Ba miền do bà Nguyễn Thị Thoan, một người “say” dân ca, là Chủ nhiệm CLB, thậm chí, CLB sinh hoạt ngay tại nhà riêng của chị cũng là một cách để chị được thỏa nguyện với niềm đam mê của mình.
Buổi sinh hoạt bắt đầu từ 19h30’, có lẽ do đặt lịch trước, nên khi tôi đến, các bà, các chị, các anh, các chú đã mặc trang phục Quan họ gọn gàng, điều này khiến cho tôi cảm thấy trân trọng về sự hiếu khách “trọng chữ tình” của những con người vùng đất thân thương này. Bài hát Quan họ cổ “Chim khôn đỗ ngọn thầu dầu” được liền chị Kim Oanh giới thiệu sinh hoạt của buổi hôm nay là một trong những bài hát Dân ca Quan họ cổ. Sau khi hát mẫu, chị Oanh đi vào hướng dẫn từng lời, uốn nắn từng câu theo đúng chất “vang, rền, nền, nẩy”. Vừa hát, vừa trao đổi, hướng dẫn khiến cho buổi sinh hoạt thêm sôi nổi, sự hứng khởi, vui vẻ được thể hiện rõ trên khuôn mặt các thành viên.
Tranh thủ lúc giải lao, Chị Oanh vui vẻ chia sẻ, định kỳ tối thứ Ba hàng tuần, các thành viên CLB lại tạm gác lại các công việc gia đình, cùng hẹn nhau tới đây để luyện tập những làn điệu dân ca. Bên cạnh làn điệu dân ca Quan họ, thì chị cũng hướng dẫn mọi người hát dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh, tuồng, chèo, thậm chí cả hát chầu văn, song phần lớn vẫn dành thời gian cho hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh. CLB hoạt động tự phát, mỗi thành viên CLB tham gia đều trên tinh thần tự nguyện và hơn hết là tấm lòng đam mê hoạt động văn hóa, văn nghệ, nhất là những làn điệu dân ca truyền thống. Chính vì cái tinh thần chung đó mà CLB có tên là Dân ca Ba miền.
Nội dung, cách thức hoạt động của CLB không chỉ bó hẹp trong việc dạy và học hát. Cũng theo định kỳ, CLB đã liên hệ, phối hợp tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt tập thể với các làng Quan họ gốc như: Đương Xá, Thị Cầu; tham gia biểu diễn theo lời mời tại các chương trình văn nghệ, lễ hội ở các địa phương, hoặc giao lưu với các tỉnh bạn như Hà Nội, Bắc Giang… góp phần mang dân ca Quan họ Bắc Ninh giới thiệu với bạn bè các tỉnh, thành trong cả nước.
Với cách tập luyện bài bản trong mỗi buổi sinh hoạt cách lấy hơi, buông câu, nhả chữ, kỹ thuật hát, phong cách biểu diễn, nên dù mới thành lập được 1 năm nhưng vốn liếng Quan họ mà các thành viên có được cũng lên tới vài chục bài để đi giao lưu, biểu diễn. Riêng Dân ca Quan họ, các liền anh, liền chị trong CLB đã thuộc được 40 làn điệu như: Lý cây đa, Cái ời cái ả, Ba quan, Thân lươn bao quản lấm đầu, Người ở đừng về… Đến nay, CLB được nhiều người biết đến khi được mời tham dự các chương trình biểu diễn dân ca tại lễ hội, các sự kiện của khu phố, phường, thành phố. Đây cũng là một cách quảng bá giá trị của dân ca đến với đông đảo công chúng.
Là người yêu thích văn hóa, văn nghệ, đặc biệt là thích hát những bài Dân ca Quan họ Bắc Ninh, bà Đào Thị Nga, phường Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh bộc bạch: Trước kia khi còn công tác tôi tham gia vào đội văn nghệ của Tổng Công ty May Đáp Cầu, nay về hưu có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn thì lại lấy văn nghệ làm cuộc sống tươi mới hơn ở tuổi xế chiều. Được bạn bè giới thiệu đến CLB Dân ca Ba miền tham gia sinh hoạt, tôi nhiệt tình hưởng ứng, vừa được học hát để biết nhiều hơn về dân ca, lại được đi giao lưu với các CLB bạn, tôi vui vẻ hơn, yêu đời hơn.
Buổi sinh hoạt bắt đầu từ 19h30’, có lẽ do đặt lịch trước, nên khi tôi đến, các bà, các chị, các anh, các chú đã mặc trang phục Quan họ gọn gàng, điều này khiến cho tôi cảm thấy trân trọng về sự hiếu khách “trọng chữ tình” của những con người vùng đất thân thương này. Bài hát Quan họ cổ “Chim khôn đỗ ngọn thầu dầu” được liền chị Kim Oanh giới thiệu sinh hoạt của buổi hôm nay là một trong những bài hát Dân ca Quan họ cổ. Sau khi hát mẫu, chị Oanh đi vào hướng dẫn từng lời, uốn nắn từng câu theo đúng chất “vang, rền, nền, nẩy”. Vừa hát, vừa trao đổi, hướng dẫn khiến cho buổi sinh hoạt thêm sôi nổi, sự hứng khởi, vui vẻ được thể hiện rõ trên khuôn mặt các thành viên.
Tranh thủ lúc giải lao, Chị Oanh vui vẻ chia sẻ, định kỳ tối thứ Ba hàng tuần, các thành viên CLB lại tạm gác lại các công việc gia đình, cùng hẹn nhau tới đây để luyện tập những làn điệu dân ca. Bên cạnh làn điệu dân ca Quan họ, thì chị cũng hướng dẫn mọi người hát dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh, tuồng, chèo, thậm chí cả hát chầu văn, song phần lớn vẫn dành thời gian cho hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh. CLB hoạt động tự phát, mỗi thành viên CLB tham gia đều trên tinh thần tự nguyện và hơn hết là tấm lòng đam mê hoạt động văn hóa, văn nghệ, nhất là những làn điệu dân ca truyền thống. Chính vì cái tinh thần chung đó mà CLB có tên là Dân ca Ba miền.
Nội dung, cách thức hoạt động của CLB không chỉ bó hẹp trong việc dạy và học hát. Cũng theo định kỳ, CLB đã liên hệ, phối hợp tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt tập thể với các làng Quan họ gốc như: Đương Xá, Thị Cầu; tham gia biểu diễn theo lời mời tại các chương trình văn nghệ, lễ hội ở các địa phương, hoặc giao lưu với các tỉnh bạn như Hà Nội, Bắc Giang… góp phần mang dân ca Quan họ Bắc Ninh giới thiệu với bạn bè các tỉnh, thành trong cả nước.
Với cách tập luyện bài bản trong mỗi buổi sinh hoạt cách lấy hơi, buông câu, nhả chữ, kỹ thuật hát, phong cách biểu diễn, nên dù mới thành lập được 1 năm nhưng vốn liếng Quan họ mà các thành viên có được cũng lên tới vài chục bài để đi giao lưu, biểu diễn. Riêng Dân ca Quan họ, các liền anh, liền chị trong CLB đã thuộc được 40 làn điệu như: Lý cây đa, Cái ời cái ả, Ba quan, Thân lươn bao quản lấm đầu, Người ở đừng về… Đến nay, CLB được nhiều người biết đến khi được mời tham dự các chương trình biểu diễn dân ca tại lễ hội, các sự kiện của khu phố, phường, thành phố. Đây cũng là một cách quảng bá giá trị của dân ca đến với đông đảo công chúng.
Là người yêu thích văn hóa, văn nghệ, đặc biệt là thích hát những bài Dân ca Quan họ Bắc Ninh, bà Đào Thị Nga, phường Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh bộc bạch: Trước kia khi còn công tác tôi tham gia vào đội văn nghệ của Tổng Công ty May Đáp Cầu, nay về hưu có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn thì lại lấy văn nghệ làm cuộc sống tươi mới hơn ở tuổi xế chiều. Được bạn bè giới thiệu đến CLB Dân ca Ba miền tham gia sinh hoạt, tôi nhiệt tình hưởng ứng, vừa được học hát để biết nhiều hơn về dân ca, lại được đi giao lưu với các CLB bạn, tôi vui vẻ hơn, yêu đời hơn.
Bên cạnh được thỏa mãn niềm đam mê hát dân ca Quan họ, các thành viên CLB Dân ca Ba miền còn được bồi dưỡng các làn điệu dân ca truyền thống. Đây chính là địa chỉ đón nhận tất cả những người có lòng say mê với văn hóa truyền thống, hướng về cội nguồn. Trong thời gian tới, với mong muốn mở rộng và thu hút đông đảo thành viên tham gia, CLB Dân ca Ba miền sẽ tích cực đổi mới phương thức giảng dạy, tìm tòi, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của các mô hình CLB khác nhằm hoạt động một cách chuyên nghiệp, bài bản hơn, góp phần nuôi dưỡng, gìn giữ và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca truyền thống, tạo thêm niềm tin yêu và động lực cho mỗi người góp sức xây dựng quê hương, đất nước./.