Về “miền đất lửa” anh hùng
(BNP) - Những ngày hè tháng 7, khi cả nước đang hướng tới kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2019), với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôi đã vinh dự được tham gia cùng Đoàn cán bộ lãnh đạo tỉnh về “miền đất lửa” anh hùng - Quảng Trị, để dâng hoa, thắp nén hương thơm tri ân những Anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì Tổ quốc.
Đoàn cán bộ lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Nghĩa trang Trường Sơn.
Hiếm có nơi nào trên dải đất hình chữ S lại sở hữu và lưu giữ nhiều di tích, chứng tích lịch sử về chiến tranh cách mạng như ở vùng đất Quảng Trị, mảnh đất chỉ vẻn vẹn 4.739 km2 lại có đến 72 nghĩa trang với gần 70.000 mộ phần liệt sĩ. Giữa những cái nóng của ngày hè oi ả cùng với sự khô hanh của gió phơn Tây Nam càng làm cho người ta cảm nhận thêm sự khốc liệt của mảnh đất này. Nơi đây đang trở thành địa chỉ đỏ cho những người muốn tìm hiểu về giá trị lịch sử, chứng tích chiến tranh của một thời oanh liệt.
Huyền thoại Thành cổ - 81 ngày đêm rực lửa
Điểm dừng chân đầu tiên, Đoàn cán bộ chủ chốt tỉnh đã dâng hoa, nén hương thơm, kính cẩn nghiêng mình trước vong linh các liệt sĩ tại Thành cổ Quảng Trị. Nơi đây được biết đến không chỉ là công trình thành lũy quân sự dưới thời Nguyễn (1802 - 1945), một công trình kiến trúc, văn hóa của đất nước mà còn là một di tích cấp Quốc gia đặc biệt, là minh chứng rõ nét nhất cho sự đấu tranh anh dũng, kiên cường của chiến sĩ giải phóng quân và nhân dân Quảng Trị trong cuộc chiến đấu chống Mỹ. Thành cổ Quảng Trị trở thành huyền thoại giữ nước, một khúc bi ca hoành tráng của những người chiến sĩ bất tử, của một thời huy hoàng và máu lửa.
Huyền thoại Thành cổ - 81 ngày đêm rực lửa
Điểm dừng chân đầu tiên, Đoàn cán bộ chủ chốt tỉnh đã dâng hoa, nén hương thơm, kính cẩn nghiêng mình trước vong linh các liệt sĩ tại Thành cổ Quảng Trị. Nơi đây được biết đến không chỉ là công trình thành lũy quân sự dưới thời Nguyễn (1802 - 1945), một công trình kiến trúc, văn hóa của đất nước mà còn là một di tích cấp Quốc gia đặc biệt, là minh chứng rõ nét nhất cho sự đấu tranh anh dũng, kiên cường của chiến sĩ giải phóng quân và nhân dân Quảng Trị trong cuộc chiến đấu chống Mỹ. Thành cổ Quảng Trị trở thành huyền thoại giữ nước, một khúc bi ca hoành tráng của những người chiến sĩ bất tử, của một thời huy hoàng và máu lửa.
Thành cổ Quảng Trị.
Trong 81 ngày, đêm mùa hè đỏ lửa năm 1972 lịch sử, trung bình một chiến sĩ ở đây phải hứng chịu trên 100 quả bom và 200 quả đạn pháo, có những ngày địch xả vào Thành cổ 5.000 quả đạn. Mặc dù bom, đạn của quân địch ác liệt, tàn khốc nhưng chỉ với một chiếc ba lô, một mũ tai bèo, một đôi dép cao su, một bi đông nước và khẩu súng AK, các chiến sĩ vẫn kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Thành cổ vừa được giải phóng. Hàng ngàn chiến sĩ hy sinh hầu hết đều đang trong độ tuổi đôi mươi, họ đã anh dũng chiến đấu và nằm lại dưới đất thiêng ở lứa tuổi đẹp nhất đời mình. Xương, thịt các anh đã hòa vào lòng đất, mỗi tấc đất mà các chiến sỹ dành được ở Thành cổ Quảng Trị là một tấc máu xương.
Khác với các nghĩa trang khác, liệt sĩ nào cũng có mộ phần riêng, dù biết tên hay chưa biết tên, còn nơi Thành cổ Quảng Trị này là một nghĩa trang chẳng có nấm mồ riêng, mà là duy nhất một ngôi mộ tập thể, một nấm mồ chung mà thôi. Đài tưởng niệm trung tâm là biểu tượng của nấm mồ chung, của ngôi mộ tập thể đó, trên Đài là mái nhà Việt cách điệu để vỗ về linh hồn các anh… Một cây đèn màu đỏ, cao 8,1m tượng trưng cho 81 ngày đêm và là “đèn thiên mệnh”, đưa linh hồn các anh về cõi vĩnh hằng.
Đến Thành cổ hôm nay, những vần thơ của cựu chiến binh Phạm Đình Lân vang vọng trong lòng chúng tôi:
“Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ
Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió
Dẫu ồn ào đừng lay mạnh hàng cây
Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ
Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió
Dẫu ồn ào đừng lay mạnh hàng cây
Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Thành cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật
Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật
Cho hôm nay tôi đến nghẹn ngào”.
Cho hôm nay tôi đến nghẹn ngào”.
Nơi đất thiêng các anh yên nghỉ
Rời Thành cổ Quảng Trị, Đoàn cán bộ lãnh đạo tỉnh đến viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9, nằm cạnh Quốc lộ 9 trên một vùng đồi núi thuộc địa bàn phường IV, thành phố Đông Hà. Tiền thân là Nghĩa trang Liệt sĩ thị xã Đông Hà, Nghĩa trang Đường 9 được xây dựng từ năm 1995 với diện tích 15 ha. Nổi bật giữa khuôn viên nghĩa trang là hai hạng mục công trình lớn mang tính nghệ thuật và lịch sử: Tượng đài chiến thắng và Khu hành lễ.
Đây là nơi yên nghỉ của hơn một vạn Anh hùng Liệt sĩ, gồm: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và thanh niên xung phong đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên mặt trận Đường 9 và đất bạn Lào trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó, có những người con ưu tú của quê hương Bắc Ninh đã hiến trọn cả tuổi thanh xuân vì độc lập tự do của dân tộc.
Thắp hương trên từng phần mộ các Anh hùng Liệt sĩ quê hương Bắc Ninh, ai nấy đều bày tỏ niềm xúc động, xót xa và nghẹn ngào cảm nhận được sự bi, hùng, khốc liệt của ngày hôm qua để thành tâm cầu nguyện cho linh hồn các anh được siêu thoát về cõi vĩnh hằng.
Mộ phần các Anh hùng liệt sĩ quê hương Hà Bắc tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn.
Ông Phạm Hồng Thắng, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh chia sẻ: “Mỗi lần đến với Quảng Trị là một lần tôi được trở về đơn vị cũ cùng với các đồng chí, đồng đội của mình, những con người thuở mười tám, đôi mươi nhưng vô cùng kiên trung, bất khuất. Lúc này đây, khi đứng trước nấm mộ đồng đội, lòng tôi lại dâng lên niềm thương nhớ, cảm động nhưng rất đỗi tự hào vì các anh đã làm vẻ vang, sâu sắc hơn bản chất truyền thống anh hùng của bộ đội cụ Hồ”.
Điểm dừng chân cuối cùng của cuộc hành hương về với vùng đất thiêng là Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, thuộc xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, có tổng diện tích 140.000m2, quy tụ hơn 10.000 phần mộ Liệt sĩ, trong đó có 257 liệt sỹ là những người con ưu tú của quê hương Bắc Ninh. Với những tấm lòng hướng về nguồn cội cùng sự biết ơn vô hạn, Đoàn cán bộ lãnh đạo tỉnh đã thành kính thắp những nén hương lên từng ngôi mộ để tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn và sự tôn vinh đối với những người con yêu quý trên mọi miền đất nước đã không tiếc máu xương cho nền độc lập dân tộc.
Trên phần mộ của các anh, các chị có thể có tên, hoặc không thể biết tên, song các anh, chị đã thành danh, trở thành tên chung và niềm tự hào đất nước, mà mỗi người dân đất Việt đều có trách nhiệm nhân lên và truyền lửa lại cho các thế hệ mai sau.
Đại diện cho thế hệ trẻ tỉnh Bắc Ninh đến thắp hương, báo công, tri ân các Anh hùng Liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc, anh Nguyễn Đức Sâm, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn xúc động khi hàng ngàn chiến sĩ hy sinh đại đa số đều trong độ tuổi thanh niên. Tự hào về truyền thống vẻ vang của cha, anh, trong thời gian tới, Tỉnh Đoàn tiếp tục giáo dục truyền thống cách mạng, bồi đắp lòng yêu nước, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của thế hệ trẻ tỉnh nhà đối với những hy sinh của thế hệ cha anh đi trước, cùng nhau xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh hiện đại.
Hằng năm, tỉnh Bắc Ninh đều tổ chức các đoàn vào thăm viếng, tu sửa các phần mộ tại nghĩa trang Trường Sơn nhằm thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong tỉnh thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Rời Thành cổ Quảng Trị, Đoàn cán bộ lãnh đạo tỉnh đến viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9, nằm cạnh Quốc lộ 9 trên một vùng đồi núi thuộc địa bàn phường IV, thành phố Đông Hà. Tiền thân là Nghĩa trang Liệt sĩ thị xã Đông Hà, Nghĩa trang Đường 9 được xây dựng từ năm 1995 với diện tích 15 ha. Nổi bật giữa khuôn viên nghĩa trang là hai hạng mục công trình lớn mang tính nghệ thuật và lịch sử: Tượng đài chiến thắng và Khu hành lễ.
Đây là nơi yên nghỉ của hơn một vạn Anh hùng Liệt sĩ, gồm: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và thanh niên xung phong đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên mặt trận Đường 9 và đất bạn Lào trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó, có những người con ưu tú của quê hương Bắc Ninh đã hiến trọn cả tuổi thanh xuân vì độc lập tự do của dân tộc.
Thắp hương trên từng phần mộ các Anh hùng Liệt sĩ quê hương Bắc Ninh, ai nấy đều bày tỏ niềm xúc động, xót xa và nghẹn ngào cảm nhận được sự bi, hùng, khốc liệt của ngày hôm qua để thành tâm cầu nguyện cho linh hồn các anh được siêu thoát về cõi vĩnh hằng.
Mộ phần các Anh hùng liệt sĩ quê hương Hà Bắc tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn.
Ông Phạm Hồng Thắng, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh chia sẻ: “Mỗi lần đến với Quảng Trị là một lần tôi được trở về đơn vị cũ cùng với các đồng chí, đồng đội của mình, những con người thuở mười tám, đôi mươi nhưng vô cùng kiên trung, bất khuất. Lúc này đây, khi đứng trước nấm mộ đồng đội, lòng tôi lại dâng lên niềm thương nhớ, cảm động nhưng rất đỗi tự hào vì các anh đã làm vẻ vang, sâu sắc hơn bản chất truyền thống anh hùng của bộ đội cụ Hồ”.
Điểm dừng chân cuối cùng của cuộc hành hương về với vùng đất thiêng là Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, thuộc xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, có tổng diện tích 140.000m2, quy tụ hơn 10.000 phần mộ Liệt sĩ, trong đó có 257 liệt sỹ là những người con ưu tú của quê hương Bắc Ninh. Với những tấm lòng hướng về nguồn cội cùng sự biết ơn vô hạn, Đoàn cán bộ lãnh đạo tỉnh đã thành kính thắp những nén hương lên từng ngôi mộ để tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn và sự tôn vinh đối với những người con yêu quý trên mọi miền đất nước đã không tiếc máu xương cho nền độc lập dân tộc.
Trên phần mộ của các anh, các chị có thể có tên, hoặc không thể biết tên, song các anh, chị đã thành danh, trở thành tên chung và niềm tự hào đất nước, mà mỗi người dân đất Việt đều có trách nhiệm nhân lên và truyền lửa lại cho các thế hệ mai sau.
Đại diện cho thế hệ trẻ tỉnh Bắc Ninh đến thắp hương, báo công, tri ân các Anh hùng Liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc, anh Nguyễn Đức Sâm, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn xúc động khi hàng ngàn chiến sĩ hy sinh đại đa số đều trong độ tuổi thanh niên. Tự hào về truyền thống vẻ vang của cha, anh, trong thời gian tới, Tỉnh Đoàn tiếp tục giáo dục truyền thống cách mạng, bồi đắp lòng yêu nước, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của thế hệ trẻ tỉnh nhà đối với những hy sinh của thế hệ cha anh đi trước, cùng nhau xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh hiện đại.
Hằng năm, tỉnh Bắc Ninh đều tổ chức các đoàn vào thăm viếng, tu sửa các phần mộ tại nghĩa trang Trường Sơn nhằm thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong tỉnh thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.