Nữ 9X say mê với nghề chăm sóc, dạy dỗ trẻ khuyết tật
(BNP) - Luôn đam mê, tâm huyết và sáng tạo với với công việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ khuyết tật, tự kỷ, đó là nhận xét của mọi người về cô Đỗ Thị Nhị, sinh năm 1990, chủ cơ sở Mầm non chuyên biệt Bình Minh, phường Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn.

Cô Nhị trong giờ học với các em nhỏ khuyết tật, tự kỷ.
Tiếp tôi khi vừa kết thúc buổi dạy học cho trẻ, với dáng người mảnh khảnh nhưng đôi mắt sáng cuốn hút mọi người dõi theo câu chuyện của mình. Cô Nhị tâm sự: Sinh ra trong một gia đình thuần nông, đông anh chị em ở vùng quê Phú Lâm, huyện Tiên Du, ngay từ năm 3 tuổi, em đã mồ côi mẹ, năm 12 tuổi phải đi chăn trâu, cắt cỏ, đánh giấy ráp thuê tại làng nghề Đồng Kỵ để lấy tiền ăn học. Nhưng trong suốt những năm học phổ thông, Nhị luôn là học sinh giỏi, xuất sắc và luôn nuôi niềm ước mơ được chăm sóc, giúp đỡ trẻ khuyết tật, tự kỷ, chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống…
Năm 2009, Nhị đỗ vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 trong niềm vui xen lẫn bao nỗi lo của bản thân và gia đình. Với tinh thần học hỏi, sáng tạo, không ngừng nỗ lực vươn lên, Đỗ Thị Nhị luôn là sinh viên xuất sắc, giành nhiều giải cao trong các hội thi, hội giảng sư phạm cấp trường, được Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen và vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng từ năm thứ 3 Đại học.
Sau khi tốt nghiệp Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 vào năm 2013, trong khi có thể làm việc tại nhiều cơ sở giáo dục ở thủ đô Hà Nội với mức lương cao, nhưng với mong muốn được cống hiến cho quê hương, Nhị quyết định thuê lại nhà dân ở phường Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn để mở nhóm dạy trẻ bị khuyết tật, tự kỷ. Ban đầu, Nhị gặp nhiều khó khăn do không có kinh phí, không mặt bằng, trang thiết bị thiếu thốn, nhưng bằng sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh, những người thiện nguyện, khó khăn dần cũng qua đi. Năm 2016, cô Nhị đã thành lập cơ sở Mầm non chuyên biệt Bình Minh nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ khuyết tật, tự kỷ trong và ngoài tỉnh.
Với đội ngũ cán bộ, giáo viên được đào tạo cơ bản, tâm huyết và áp dụng những phương pháp giáo dục tiên tiến, trực quan sinh động phù hợp từng độ tuổi, cơ sở Mầm non chuyên biệt Bình Minh đã dần khẳng định được uy tín đối với các bậc phụ huynh khi gửi gắm con em mình tại đây. Hiện nay, cơ sở đang đảm nhận việc dạy dỗ, nuôi dưỡng cho 56 trẻ khuyết tật, tự kỷ từ 20 tháng tuổi đến 15 tuổi đến từ các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh và Sơn La. Hơn 4 năm qua, cô Nhị cùng các giáo viên của cơ sở đã can thiệp tích cực cho trên 200 trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng. Đồng thời, tư vấn, hỗ trợ miễn phí cho hàng trăm phụ huynh các kỹ năng, kiến thức về chuyên môn để giáo dục con tại nhà. Đặc biệt, trẻ tham gia học tập tại cơ sở thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách, mồ côi, phụ nữ đơn thân, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ từ 30 - 100% học phí; mỗi năm, cơ sở dành 10 suất học bổng, mỗi suất trị giá 20 triệu đồng cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Chị Tưởng Thị Liên, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh có trai Nguyễn Hoài Thiên, sinh năm 2016, nhưng bị chậm nhận thức và không kiểm soát được hành vi. Sau hơn 2 tháng được các giáo viên của cơ sở Mầm non chuyên biệt Bình Minh tận tình hỗ trợ, đến nay, cháu Thiên đã có thể nói được một số từ và kiểm soát được hành vi của mình. Chị Liên phấn khởi tâm sự: “Các cô ở cơ sở rất có tâm, nhiệt tình, nhẹ nhàng, tình cảm, coi các cháu như chính con em mình. Các cháu rất quý mến, hợp tác và gắn bó với các cô nên gia đình rất yên tâm khi đưa cháu đến học tại đây…”.
Với niềm đam mê nghề nghiệp cộng với vốn kiến thức trong những năm học Đại học sư phạm, đầu năm 2018, cô Nhị đã nghiên cứu xây dựng Đề án về nhu cầu khởi nghiệp “Phát triển mô hình giáo dục bền vững cho trẻ có nhu cầu đặc biệt tại Bắc Ninh”. Đề án đề cập thực trạng, xu thế gia tăng của trẻ khuyết tật, tự kỷ trên địa bàn tỉnh; nguyên nhân và đề xuất các giải pháp liên quan đến xây dựng mô hình giáo dục trẻ khuyết tật, tự kỷ có áp dụng những phương pháp phổ biến và chuyên biệt; ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, nhất là các phần mềm dành cho trẻ khuyết tật; phát triển mô hình gắn kết trẻ với môi trường thân thiện; đẩy mạnh công tác truyền thông tới cộng đồng…
Đề án đã được Hội LHPN tỉnh lựa chọn tham dự vòng Chung khảo Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ khởi nghiệp năm 2018. Với tính thực tiễn và ý nghĩa xã hội, Đề án của cô Nhị đã vượt qua gần 1.000 ý tưởng, đề án khác gửi về Ban tổ chức cấp TƯ giành giải Xuất sắc, vinh dự được Trung ương Hội LHPN Việt Nam tặng Bằng khen cùng phần thưởng 100 triệu đồng.
Tại Hội nghị Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh gặp gỡ, đối thoại với phụ nữ trong tỉnh vào cuối tháng 10 vừa qua, Đề án của cô Nhị đã được lãnh đạo tỉnh đánh giá cao và giao các cơ quan liên quan phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để Đề án sớm đi vào cuộc sống. Mới đây, tại phiên họp thường kỳ tháng 10/2018, Đỗ Thị Nhị vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen.
Với mong muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ khuyết tật, tự kỷ, cô Nhị đang ấp ủ có thêm được nguồn kinh phí để lắp đặt một phòng âm nhạc trị liệu, phòng tập vận động trị liệu phục hồi chức năng và được chính quyền các cấp tạo điều kiện cho thuê mặt bằng lâu dài để mở rộng quy mô trường lớp, đáp ứng nhu cầu học tập, nuôi dưỡng trẻ khuyết tật, khiếm thị trong tỉnh và các tỉnh, thành phố lân cận, giúp các em tái hòa nhập cộng đồng.
Đam mê, tâm huyết với với công việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ khuyết tật, tự kỷ, tấm lòng và những việc làm của nữ giáo viên 9X Đỗ Thị Nhị thật đáng trân trọng, là tấm gương sáng về ý chí, tinh thần vượt qua khó khăn vươn lên cùng chung tay góp sức vì một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn đáng để các bạn trẻ và mọi người học tập.
Năm 2009, Nhị đỗ vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 trong niềm vui xen lẫn bao nỗi lo của bản thân và gia đình. Với tinh thần học hỏi, sáng tạo, không ngừng nỗ lực vươn lên, Đỗ Thị Nhị luôn là sinh viên xuất sắc, giành nhiều giải cao trong các hội thi, hội giảng sư phạm cấp trường, được Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen và vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng từ năm thứ 3 Đại học.
Sau khi tốt nghiệp Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 vào năm 2013, trong khi có thể làm việc tại nhiều cơ sở giáo dục ở thủ đô Hà Nội với mức lương cao, nhưng với mong muốn được cống hiến cho quê hương, Nhị quyết định thuê lại nhà dân ở phường Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn để mở nhóm dạy trẻ bị khuyết tật, tự kỷ. Ban đầu, Nhị gặp nhiều khó khăn do không có kinh phí, không mặt bằng, trang thiết bị thiếu thốn, nhưng bằng sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh, những người thiện nguyện, khó khăn dần cũng qua đi. Năm 2016, cô Nhị đã thành lập cơ sở Mầm non chuyên biệt Bình Minh nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ khuyết tật, tự kỷ trong và ngoài tỉnh.
Với đội ngũ cán bộ, giáo viên được đào tạo cơ bản, tâm huyết và áp dụng những phương pháp giáo dục tiên tiến, trực quan sinh động phù hợp từng độ tuổi, cơ sở Mầm non chuyên biệt Bình Minh đã dần khẳng định được uy tín đối với các bậc phụ huynh khi gửi gắm con em mình tại đây. Hiện nay, cơ sở đang đảm nhận việc dạy dỗ, nuôi dưỡng cho 56 trẻ khuyết tật, tự kỷ từ 20 tháng tuổi đến 15 tuổi đến từ các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh và Sơn La. Hơn 4 năm qua, cô Nhị cùng các giáo viên của cơ sở đã can thiệp tích cực cho trên 200 trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng. Đồng thời, tư vấn, hỗ trợ miễn phí cho hàng trăm phụ huynh các kỹ năng, kiến thức về chuyên môn để giáo dục con tại nhà. Đặc biệt, trẻ tham gia học tập tại cơ sở thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách, mồ côi, phụ nữ đơn thân, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ từ 30 - 100% học phí; mỗi năm, cơ sở dành 10 suất học bổng, mỗi suất trị giá 20 triệu đồng cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Chị Tưởng Thị Liên, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh có trai Nguyễn Hoài Thiên, sinh năm 2016, nhưng bị chậm nhận thức và không kiểm soát được hành vi. Sau hơn 2 tháng được các giáo viên của cơ sở Mầm non chuyên biệt Bình Minh tận tình hỗ trợ, đến nay, cháu Thiên đã có thể nói được một số từ và kiểm soát được hành vi của mình. Chị Liên phấn khởi tâm sự: “Các cô ở cơ sở rất có tâm, nhiệt tình, nhẹ nhàng, tình cảm, coi các cháu như chính con em mình. Các cháu rất quý mến, hợp tác và gắn bó với các cô nên gia đình rất yên tâm khi đưa cháu đến học tại đây…”.
Với niềm đam mê nghề nghiệp cộng với vốn kiến thức trong những năm học Đại học sư phạm, đầu năm 2018, cô Nhị đã nghiên cứu xây dựng Đề án về nhu cầu khởi nghiệp “Phát triển mô hình giáo dục bền vững cho trẻ có nhu cầu đặc biệt tại Bắc Ninh”. Đề án đề cập thực trạng, xu thế gia tăng của trẻ khuyết tật, tự kỷ trên địa bàn tỉnh; nguyên nhân và đề xuất các giải pháp liên quan đến xây dựng mô hình giáo dục trẻ khuyết tật, tự kỷ có áp dụng những phương pháp phổ biến và chuyên biệt; ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, nhất là các phần mềm dành cho trẻ khuyết tật; phát triển mô hình gắn kết trẻ với môi trường thân thiện; đẩy mạnh công tác truyền thông tới cộng đồng…
Đề án đã được Hội LHPN tỉnh lựa chọn tham dự vòng Chung khảo Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ khởi nghiệp năm 2018. Với tính thực tiễn và ý nghĩa xã hội, Đề án của cô Nhị đã vượt qua gần 1.000 ý tưởng, đề án khác gửi về Ban tổ chức cấp TƯ giành giải Xuất sắc, vinh dự được Trung ương Hội LHPN Việt Nam tặng Bằng khen cùng phần thưởng 100 triệu đồng.
Tại Hội nghị Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh gặp gỡ, đối thoại với phụ nữ trong tỉnh vào cuối tháng 10 vừa qua, Đề án của cô Nhị đã được lãnh đạo tỉnh đánh giá cao và giao các cơ quan liên quan phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để Đề án sớm đi vào cuộc sống. Mới đây, tại phiên họp thường kỳ tháng 10/2018, Đỗ Thị Nhị vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen.
Với mong muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ khuyết tật, tự kỷ, cô Nhị đang ấp ủ có thêm được nguồn kinh phí để lắp đặt một phòng âm nhạc trị liệu, phòng tập vận động trị liệu phục hồi chức năng và được chính quyền các cấp tạo điều kiện cho thuê mặt bằng lâu dài để mở rộng quy mô trường lớp, đáp ứng nhu cầu học tập, nuôi dưỡng trẻ khuyết tật, khiếm thị trong tỉnh và các tỉnh, thành phố lân cận, giúp các em tái hòa nhập cộng đồng.
Đam mê, tâm huyết với với công việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ khuyết tật, tự kỷ, tấm lòng và những việc làm của nữ giáo viên 9X Đỗ Thị Nhị thật đáng trân trọng, là tấm gương sáng về ý chí, tinh thần vượt qua khó khăn vươn lên cùng chung tay góp sức vì một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn đáng để các bạn trẻ và mọi người học tập.