Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(BNP) - Nhân kỷ niệm 58 năm Ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam (09/7/1960 - 09/7/2018), phóng viên Cổng Thông tin điện tử tỉnh có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Văn Ảnh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phát triển du lịch đặc thù gắn với việc nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm xây dựng và phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Bắc Ninh tổ chức nhiều hoạt động văn hóa thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước
Phóng viên: Sau 20 năm tái lập tỉnh, du lịch Bắc Ninh có bước phát triển vượt bậc, vậy theo đồng chí, du lịch đặc thù của tỉnh đã được triển khai như thế nào để trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Đồng chí Nguyễn Văn Ảnh: Những năm đầu tái lập tỉnh, du lịch gặp nhiều khó khăn, cả tỉnh chỉ có hơn 10 cơ sở kinh doanh du lịch (chủ yếu là lưu trú), mỗi năm cũng chỉ có vài chục nghìn khách đến Bắc Ninh tập trung vào những lễ hội lớn. Các điểm, tuyến du lịch rời rạc, chưa hình thành được sự liên kết. Sau 20 năm, Bắc Ninh xây dựng được một hình ảnh nổi bật về du lịch văn hóa tâm linh, du khách luôn ấn tượng với làn điệu Dân ca Quan họ mượt mà, những lễ hội đặc trưng, các làng nghề, trò chơi dân gian đã được vinh danh là di sản thế giới, di sản Quốc gia...
Có được kết quả nổi bật ấy là tỉnh luôn quan tâm, chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục khó khăn, phát huy lợi thế, khai thác triệt để du lịch đặc thù. Những chủ trương, Nghị quyết, Kế hoạch của tỉnh về du lịch được cụ thể hóa để phát triển du lịch nhân văn gắn với 7 nét đặc trưng văn hóa tiêu biểu của Bắc Ninh là: Quê hương của dân ca Quan họ, văn hóa tâm linh, lịch sử văn hiến, lễ hội, khoa bảng, làng nghề và kiến trúc.
Công tác quy hoạch điểm du lịch được quan tâm đầu tư, tiêu biểu như: Quy hoạch Bảo tồn tôn tạo, phát huy giá trị quần thể di tích lịch sử Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương; chùa Bút Tháp (Thuận Thành); tu bổ, tôn tạo khu di tích lịch sử và du lịch văn hóa Cao Lỗ Vương (Gia Bình); Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích đền Bà Chúa Kho... Việc kêu gọi, xúc tiến đầu tư về du lịch cũng ngày càng phát triển, những khu vui chơi, giải trí, khách sạn hiện đại, đồng bộ đã và đang hiện hữu.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ngày càng được tăng cường, nhất là cơ sở lưu trú du lịch có bước phát triển rõ rệt cả về số lượng và chất lượng dịch vụ, ngày càng có nhiều nhà đầu tư tham gia xây dựng các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Tính đến tháng 6/2018 toàn tỉnh có 594 cơ sở lưu trú, gấp hơn 50 lần khi mới tái lập tỉnh. Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực du lịch có bước trưởng thành, từ gần 400 lao động du lịch đến nay lực lượng lao động du lịch đạt gần 3.000 lao động đang trực tiếp làm việc trong các cơ sở kinh doanh du lịch.
Năm 2000, du lịch chỉ đạt 30.200 lượt khách, đến năm 2010 đạt gần 196.500 lượt khách. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2018, đón khoảng 828.000 lượt khách, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2017; tổng doanh thu ước đạt 607 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2017. Du lịch Bắc Ninh bước đầu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, làm mở rộng các mối quan hệ, hợp tác của tỉnh, nâng cao hình ảnh Bắc Ninh trong nhận thức của bạn bè trong nước và quốc tế.
Phóng viên: Ngày 16/01/2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bắc Ninh đã triển khai thực hiện Nghị quyết và thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn như thế nào, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Văn Ảnh: Bắc Ninh hiện đang là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển nhanh với nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đứng trong tốp đầu của cả nước. Bắc Ninh cũng là điểm sáng trong cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài với 1.200 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 17 tỷ USD. Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 1.558 di tích, trong đó có 556 di tích đã được xếp hạng (có 04 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt, 193 di tích xếp hạng cấp Quốc gia, 359 di tích cấp tỉnh); cùng với đó là trên 500 lễ hội lớn nhỏ, diễn ra vào tất cả các mùa trong năm. Bắc Ninh là nơi sản sinh và lưu giữ những làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh – di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trước những lợi thế như vậy, ngành du lịch Bắc Ninh đã có bước phát triển khá nhanh, kết cấu hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư, các khu, điểm được hình thành và phát triển nhiều tuyến, điểm mới đưa vào phục vụ du khách. Có thể nói, du lịch đang góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, mở rộng các mối quan hệ, hợp tác của tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị, đầu năm 2018, tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 7/2/2018 về thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 6/10/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh được kiện toàn và phân công nhiệm vụ cho thành viên Ban Chỉ đạo.
Ngay từ đầu năm 2018, ngành Du lịch Bắc Ninh tăng cường công tác quản lý, phát triển điểm đến và hướng dẫn hoạt động kinh doanh du lịch, đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, tập trung vào (nhất là tổ chức) chương trình hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh trên thuyền, các hoạt động thể thao quốc gia, quốc tế; tích cực tham gia xúc tiến du lịch tại các triển lãm, hội chợ ở một số địa bàn là thị trường du lịch của tỉnh.
Ngành đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị lữ hành trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện chương trình du lịch dã ngoại thăm các di tích văn hóa, lịch sử vào chương trình ngoại khóa của các nhà trường trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, vận chuyển khách xây dựng kế hoạch giảm giá dịch vụ từ 10% - 20% và liên kết hình thành các tour khuyến mại cho khách đi theo đoàn trong mùa thấp điểm, nhất là định hướng các doanh nghiệp lữ hành tổ chức một số tour du lịch mới kết hợp tâm linh và từ thiện. Qua đó, từng bước đưa Bắc Ninh trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn du khách, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Phóng viên: Đồng chí cho biết mục tiêu và giải pháp định hướng phát triển du lịch Bắc Ninh giai đoạn 2018 – 2022 nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh?
Đồng chí Nguyễn Văn Ảnh: Giai đoạn 2018 - 2022, Bắc Ninh đặt mục tiêu phát triển du lịch với tốc độ tăng trưởng nhanh, tạo bước chuyển biến tích cực về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, sản phẩm và chất lượng dịch vụ du lịch. Đồng thời, đón và phục vụ từ 2 - 2,5 triệu lượt khách tham quan du lịch, doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt từ 1,2 - 1,5 nghìn tỷ đồng.
Trong đó, tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá hình ảnh, quê hương, con người Bắc Ninh - Kinh Bắc, xây dựng cộng đồng du lịch văn minh, thân thiện trong ứng xử với khách du lịch; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch sinh thái; phát huy vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong phát triển du lịch. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch theo hướng khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào du lịch. Hỗ trợ đầu tư các điểm tham quan du lịch làng nghề truyền thống, làng quan họ gốc tiêu biểu và các phòng trưng bày gắn với điểm du lịch, làng nghề...
Đặc biệt, tập trung nâng cấp, mở rộng một số tuyến đường có tiềm năng phát triển du lịch như tuyến đê hữu Đuống thuộc 02 huyện Thuận Thành và Gia Bình; tuyến đường đê kết nối các điểm: Cầu Hồ - Tranh Đông Hồ - Lăng Kinh Dương Vương - Chùa Bút Tháp - Chùa Dâu. Nghiên cứu mở tuyến đường du lịch kết nối Quốc lộ 38 (dự kiến tại điểm Phố Và, huyện Tiên Du) đến trực tiếp chùa Dạm. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình cầu vượt sông Đuống (Phật Tích - Đại Đồng Thành) kết nối 2 vùng trọng điểm du lịch của tỉnh, tuyến giao thông dọc chiến tuyến sông Như Nguyệt... Qua đó, đưa Bắc Ninh trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đóng góp tích cực xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022.
Xin cảm ơn đồng chí!
Đồng chí Nguyễn Văn Ảnh: Những năm đầu tái lập tỉnh, du lịch gặp nhiều khó khăn, cả tỉnh chỉ có hơn 10 cơ sở kinh doanh du lịch (chủ yếu là lưu trú), mỗi năm cũng chỉ có vài chục nghìn khách đến Bắc Ninh tập trung vào những lễ hội lớn. Các điểm, tuyến du lịch rời rạc, chưa hình thành được sự liên kết. Sau 20 năm, Bắc Ninh xây dựng được một hình ảnh nổi bật về du lịch văn hóa tâm linh, du khách luôn ấn tượng với làn điệu Dân ca Quan họ mượt mà, những lễ hội đặc trưng, các làng nghề, trò chơi dân gian đã được vinh danh là di sản thế giới, di sản Quốc gia...
Có được kết quả nổi bật ấy là tỉnh luôn quan tâm, chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục khó khăn, phát huy lợi thế, khai thác triệt để du lịch đặc thù. Những chủ trương, Nghị quyết, Kế hoạch của tỉnh về du lịch được cụ thể hóa để phát triển du lịch nhân văn gắn với 7 nét đặc trưng văn hóa tiêu biểu của Bắc Ninh là: Quê hương của dân ca Quan họ, văn hóa tâm linh, lịch sử văn hiến, lễ hội, khoa bảng, làng nghề và kiến trúc.
Công tác quy hoạch điểm du lịch được quan tâm đầu tư, tiêu biểu như: Quy hoạch Bảo tồn tôn tạo, phát huy giá trị quần thể di tích lịch sử Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương; chùa Bút Tháp (Thuận Thành); tu bổ, tôn tạo khu di tích lịch sử và du lịch văn hóa Cao Lỗ Vương (Gia Bình); Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích đền Bà Chúa Kho... Việc kêu gọi, xúc tiến đầu tư về du lịch cũng ngày càng phát triển, những khu vui chơi, giải trí, khách sạn hiện đại, đồng bộ đã và đang hiện hữu.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ngày càng được tăng cường, nhất là cơ sở lưu trú du lịch có bước phát triển rõ rệt cả về số lượng và chất lượng dịch vụ, ngày càng có nhiều nhà đầu tư tham gia xây dựng các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Tính đến tháng 6/2018 toàn tỉnh có 594 cơ sở lưu trú, gấp hơn 50 lần khi mới tái lập tỉnh. Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực du lịch có bước trưởng thành, từ gần 400 lao động du lịch đến nay lực lượng lao động du lịch đạt gần 3.000 lao động đang trực tiếp làm việc trong các cơ sở kinh doanh du lịch.
Năm 2000, du lịch chỉ đạt 30.200 lượt khách, đến năm 2010 đạt gần 196.500 lượt khách. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2018, đón khoảng 828.000 lượt khách, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2017; tổng doanh thu ước đạt 607 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2017. Du lịch Bắc Ninh bước đầu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, làm mở rộng các mối quan hệ, hợp tác của tỉnh, nâng cao hình ảnh Bắc Ninh trong nhận thức của bạn bè trong nước và quốc tế.
Phóng viên: Ngày 16/01/2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bắc Ninh đã triển khai thực hiện Nghị quyết và thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn như thế nào, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Văn Ảnh: Bắc Ninh hiện đang là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển nhanh với nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đứng trong tốp đầu của cả nước. Bắc Ninh cũng là điểm sáng trong cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài với 1.200 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 17 tỷ USD. Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 1.558 di tích, trong đó có 556 di tích đã được xếp hạng (có 04 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt, 193 di tích xếp hạng cấp Quốc gia, 359 di tích cấp tỉnh); cùng với đó là trên 500 lễ hội lớn nhỏ, diễn ra vào tất cả các mùa trong năm. Bắc Ninh là nơi sản sinh và lưu giữ những làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh – di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trước những lợi thế như vậy, ngành du lịch Bắc Ninh đã có bước phát triển khá nhanh, kết cấu hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư, các khu, điểm được hình thành và phát triển nhiều tuyến, điểm mới đưa vào phục vụ du khách. Có thể nói, du lịch đang góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, mở rộng các mối quan hệ, hợp tác của tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị, đầu năm 2018, tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 7/2/2018 về thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 6/10/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh được kiện toàn và phân công nhiệm vụ cho thành viên Ban Chỉ đạo.
Ngay từ đầu năm 2018, ngành Du lịch Bắc Ninh tăng cường công tác quản lý, phát triển điểm đến và hướng dẫn hoạt động kinh doanh du lịch, đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, tập trung vào (nhất là tổ chức) chương trình hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh trên thuyền, các hoạt động thể thao quốc gia, quốc tế; tích cực tham gia xúc tiến du lịch tại các triển lãm, hội chợ ở một số địa bàn là thị trường du lịch của tỉnh.
Ngành đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị lữ hành trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện chương trình du lịch dã ngoại thăm các di tích văn hóa, lịch sử vào chương trình ngoại khóa của các nhà trường trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, vận chuyển khách xây dựng kế hoạch giảm giá dịch vụ từ 10% - 20% và liên kết hình thành các tour khuyến mại cho khách đi theo đoàn trong mùa thấp điểm, nhất là định hướng các doanh nghiệp lữ hành tổ chức một số tour du lịch mới kết hợp tâm linh và từ thiện. Qua đó, từng bước đưa Bắc Ninh trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn du khách, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Phóng viên: Đồng chí cho biết mục tiêu và giải pháp định hướng phát triển du lịch Bắc Ninh giai đoạn 2018 – 2022 nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh?
Đồng chí Nguyễn Văn Ảnh: Giai đoạn 2018 - 2022, Bắc Ninh đặt mục tiêu phát triển du lịch với tốc độ tăng trưởng nhanh, tạo bước chuyển biến tích cực về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, sản phẩm và chất lượng dịch vụ du lịch. Đồng thời, đón và phục vụ từ 2 - 2,5 triệu lượt khách tham quan du lịch, doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt từ 1,2 - 1,5 nghìn tỷ đồng.
Trong đó, tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá hình ảnh, quê hương, con người Bắc Ninh - Kinh Bắc, xây dựng cộng đồng du lịch văn minh, thân thiện trong ứng xử với khách du lịch; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch sinh thái; phát huy vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong phát triển du lịch. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch theo hướng khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào du lịch. Hỗ trợ đầu tư các điểm tham quan du lịch làng nghề truyền thống, làng quan họ gốc tiêu biểu và các phòng trưng bày gắn với điểm du lịch, làng nghề...
Đặc biệt, tập trung nâng cấp, mở rộng một số tuyến đường có tiềm năng phát triển du lịch như tuyến đê hữu Đuống thuộc 02 huyện Thuận Thành và Gia Bình; tuyến đường đê kết nối các điểm: Cầu Hồ - Tranh Đông Hồ - Lăng Kinh Dương Vương - Chùa Bút Tháp - Chùa Dâu. Nghiên cứu mở tuyến đường du lịch kết nối Quốc lộ 38 (dự kiến tại điểm Phố Và, huyện Tiên Du) đến trực tiếp chùa Dạm. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình cầu vượt sông Đuống (Phật Tích - Đại Đồng Thành) kết nối 2 vùng trọng điểm du lịch của tỉnh, tuyến giao thông dọc chiến tuyến sông Như Nguyệt... Qua đó, đưa Bắc Ninh trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đóng góp tích cực xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022.
Xin cảm ơn đồng chí!