Thu nhập bình quân lao động làng nghề đạt 8 triệu đồng/người/tháng
(BNP) - Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh hiện có 30 làng nghề, gồm 21 làng nghề truyền thống và 9 làng nghề mới. Nhìn chung hoạt động làng nghề nông thôn đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho đại bộ phận dân cư và đóng góp đáng kể trong tổng sản phẩm của tỉnh.
Người lao động tại làng nghề Đồ Gốm Phù Lãng.
Toàn tỉnh hiện có khoảng 28.342 hộ tham gia ngành nghề chính của các làng nghề với 73.954 lao động có thu nhập trung bình đạt khoảng 8 triệu đồng/người/tháng. Nhiều người dân ở nhiều làng nghề có thu nhập cao, điển hình như làng nghề: Đúc đồng Đại Bái, Đồ Gốm Phù Lãng, Đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Tam Sơn, Phù Khê, Hương Mạc... với thu nhập đạt trên 10 triệu đồng/ người/ tháng.
Theo thống kê, thành phố Bắc Ninh có 3 làng nghề truyền thống; thị xã Từ Sơn có 7 làng nghề truyền thống; huyện Yên Phong có 01 làng nghề truyền thống, 04 làng nghề mới; huyện Quế Võ có 01 làng nghề truyền thống; huyện Tiên Du có 01 làng nghề truyền thống và 01 làng nghề mới; huyện Thuận Thành có 02 làng nghề truyền thống, 02 làng nghề mới; huyện Gia Bình có 03 làng nghề truyền thống, 01 làng nghề mới; huyện Lương Tài có 03 làng nghề truyền thống và 01 làng nghề mới.
Trong đó, 26 làng nghề phát triển khá, chiếm 86,66% số làng nghề, 04 làng nghề hoạt động cầm chừng và có khả năng bị mai một là Sắt thép Đa Hội, Tranh Đông Hồ, Giấy Phong Khê, Mây tre đan Lập Ái.
Để bảo tồn và phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn gắn với phát triển du lịch, xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập và bảo vệ môi trường, toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2025 duy trì, phát triển 30 làng nghề hiện tại và phát triển thêm tối thiểu 30% số làng có nghề truyền thống thành làng nghề truyền thống. Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn cho 100% số làng nghề, làng nghề truyền thống và làng có nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh xây dựng và phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề.
Theo thống kê, thành phố Bắc Ninh có 3 làng nghề truyền thống; thị xã Từ Sơn có 7 làng nghề truyền thống; huyện Yên Phong có 01 làng nghề truyền thống, 04 làng nghề mới; huyện Quế Võ có 01 làng nghề truyền thống; huyện Tiên Du có 01 làng nghề truyền thống và 01 làng nghề mới; huyện Thuận Thành có 02 làng nghề truyền thống, 02 làng nghề mới; huyện Gia Bình có 03 làng nghề truyền thống, 01 làng nghề mới; huyện Lương Tài có 03 làng nghề truyền thống và 01 làng nghề mới.
Trong đó, 26 làng nghề phát triển khá, chiếm 86,66% số làng nghề, 04 làng nghề hoạt động cầm chừng và có khả năng bị mai một là Sắt thép Đa Hội, Tranh Đông Hồ, Giấy Phong Khê, Mây tre đan Lập Ái.
Để bảo tồn và phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn gắn với phát triển du lịch, xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập và bảo vệ môi trường, toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2025 duy trì, phát triển 30 làng nghề hiện tại và phát triển thêm tối thiểu 30% số làng có nghề truyền thống thành làng nghề truyền thống. Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn cho 100% số làng nghề, làng nghề truyền thống và làng có nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh xây dựng và phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề.