Tổng kết 20 năm công tác phụ nữ và trẻ em mù
(BNP) - Sáng 18/10, Hội Người mù tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm hoạt động công tác phụ nữ và trẻ em (1999-2019). Dự Hội nghị có đại diện Hội Người mù Việt Nam, Hội LHPN tỉnh và hơn 60 phụ nữ mù tiêu biểu đại diện cho phụ nữ mù trong toàn tỉnh.
Đại diện Hội Người mù Việt Nam tặng điện thoại VinSmart cho phụ nữ mù tiêu biểu.
Hiện nay, toàn tỉnh có 597 phụ nữ và 64 trẻ em mù. Tháng 3/1999, Ban Thường vụ Hội Người mù tỉnh đã quyết định thành lập Ban công tác phụ nữ mù tỉnh. Thời gian qua, Ban luôn thực hiện tốt việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, giúp phụ nữ, trẻ em mù một cách toàn diện, trong đó, tổ chức các lớp xóa mù chữ, dạy nghề cho phụ nữ mù, nâng cao dân trí… Sau học nghề, phụ nữ mù được tạo điều kiện về việc làm với mức thu nhập trung bình từ 1,5-2 triệu đồng/tháng, từ đó giúp chị em vượt qua khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống.
Trong 20 năm qua, hàng trăm ngôi nhà tình thương được vận động xây dựng, sửa chữa với tổng số tiền hàng tỷ đồng. Đặc biệt, nhân dịp tổng kết 20 năm, Ban công tác phụ nữ mù đã huy động tặng 1 sổ tiết kiệm hơn 56 triệu đồng cho 1 phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con ở Từ Sơn; hơn 100 triệu đồng sửa nhà và tặng sổ tiết kiệm cho phụ nữ mù có hoàn cảnh khó khăn nuôi con mắc bệnh hiểm nghèo ở thành phố Bắc Ninh. Ngoài ra, Ban đã vận động các ban, ngành, nhà hảo tâm trợ cấp thường xuyên hàng tháng, hàng quý cho 30 trẻ em mù, con của phụ nữ mù có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tặng học bổng cho 100% con phụ nữ mù nghèo, cận nghèo; tặng điện thoại VinSmart cho chị em là hội viên phụ nữ tiêu biểu… Nhiều chị em là tấm gương sáng trong các lĩnh vực: chăn nuôi, trồng trọt, công tác hội, công việc văn phòng… Nghị lực của các chị em đã góp phần giúp cộng đồng, xã hội hiểu hơn về khả năng của người mù nói chung và phụ nữ mù nói riêng, qua đó khích lệ những người đồng tật thêm tự tin, khắc phục khó khăn, phát huy khả năng vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Thời gian tới, Ban công tác phụ nữ mù kết hợp với chính quyền các cấp tiếp tục rà soát, phân loại phụ nữ mù, tạo điều kiện giúp đỡ cho phù hợp; tăng cường tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, tập huấn, dạy nghề, xóa mù chữ, phục hồi chức năng cho phụ nữ và trẻ em ở các cấp hội; thường xuyên nắm bắt các hoạt động của phụ nữ ở cơ sở, tạo điều kiện để chị em hoạt động sôi nổi và đưa phong trào phụ nữ ngày càng phát triển; tích cực vận động các nhà hảo tâm, chính quyền địa phương để làm nhà đại đoàn kết, trợ cấp đột xuất, trợ cấp thường xuyên cho chị em phụ nữ, học bổng cho con người mù, học sinh mù...
Nhiều tấm gương phụ nữ mù tiêu biểu và nhà hảo tâm luôn đồng hành cùng Hội Người mù tỉnh đã có dịp giao lưu, chia sẻ tại Hội nghị. Đó là em Dương Thị Hoa ở huyện Tiên Du, vượt qua khiếm khuyết bản thân, tốt nghiệp loại giỏi Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, được kết nạp Đảng ngay khi còn ngồi trên giảng đường; chị Đào Thị Hảo, huyện Gia Bình vươn lên ổn định cuộc sống từ nghề xoa bóp, bấm huyệt; cô Nguyễn Thị Thuận, thành phố Bắc Ninh là nhà hảo tâm tiêu biểu đồng hành cùng Hội Người mù trong suốt thời gian qua…
Nhân dịp này, nhiều cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác Hội đã được nhận Bằng khen của Hội Người mù Việt Nam và Giấy khen của Hội Người mù tỉnh; 20 phụ nữ mù tiêu biểu được tặng điện thoại VinSmart và 03 phụ nữ mù có hoàn cảnh khó khăn được tặng sổ tiết kiệm.
Trong 20 năm qua, hàng trăm ngôi nhà tình thương được vận động xây dựng, sửa chữa với tổng số tiền hàng tỷ đồng. Đặc biệt, nhân dịp tổng kết 20 năm, Ban công tác phụ nữ mù đã huy động tặng 1 sổ tiết kiệm hơn 56 triệu đồng cho 1 phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con ở Từ Sơn; hơn 100 triệu đồng sửa nhà và tặng sổ tiết kiệm cho phụ nữ mù có hoàn cảnh khó khăn nuôi con mắc bệnh hiểm nghèo ở thành phố Bắc Ninh. Ngoài ra, Ban đã vận động các ban, ngành, nhà hảo tâm trợ cấp thường xuyên hàng tháng, hàng quý cho 30 trẻ em mù, con của phụ nữ mù có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tặng học bổng cho 100% con phụ nữ mù nghèo, cận nghèo; tặng điện thoại VinSmart cho chị em là hội viên phụ nữ tiêu biểu… Nhiều chị em là tấm gương sáng trong các lĩnh vực: chăn nuôi, trồng trọt, công tác hội, công việc văn phòng… Nghị lực của các chị em đã góp phần giúp cộng đồng, xã hội hiểu hơn về khả năng của người mù nói chung và phụ nữ mù nói riêng, qua đó khích lệ những người đồng tật thêm tự tin, khắc phục khó khăn, phát huy khả năng vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Thời gian tới, Ban công tác phụ nữ mù kết hợp với chính quyền các cấp tiếp tục rà soát, phân loại phụ nữ mù, tạo điều kiện giúp đỡ cho phù hợp; tăng cường tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, tập huấn, dạy nghề, xóa mù chữ, phục hồi chức năng cho phụ nữ và trẻ em ở các cấp hội; thường xuyên nắm bắt các hoạt động của phụ nữ ở cơ sở, tạo điều kiện để chị em hoạt động sôi nổi và đưa phong trào phụ nữ ngày càng phát triển; tích cực vận động các nhà hảo tâm, chính quyền địa phương để làm nhà đại đoàn kết, trợ cấp đột xuất, trợ cấp thường xuyên cho chị em phụ nữ, học bổng cho con người mù, học sinh mù...
Nhiều tấm gương phụ nữ mù tiêu biểu và nhà hảo tâm luôn đồng hành cùng Hội Người mù tỉnh đã có dịp giao lưu, chia sẻ tại Hội nghị. Đó là em Dương Thị Hoa ở huyện Tiên Du, vượt qua khiếm khuyết bản thân, tốt nghiệp loại giỏi Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, được kết nạp Đảng ngay khi còn ngồi trên giảng đường; chị Đào Thị Hảo, huyện Gia Bình vươn lên ổn định cuộc sống từ nghề xoa bóp, bấm huyệt; cô Nguyễn Thị Thuận, thành phố Bắc Ninh là nhà hảo tâm tiêu biểu đồng hành cùng Hội Người mù trong suốt thời gian qua…
Nhân dịp này, nhiều cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác Hội đã được nhận Bằng khen của Hội Người mù Việt Nam và Giấy khen của Hội Người mù tỉnh; 20 phụ nữ mù tiêu biểu được tặng điện thoại VinSmart và 03 phụ nữ mù có hoàn cảnh khó khăn được tặng sổ tiết kiệm.