Tổng nguồn vốn huy động ngành ngân hàng tăng 45,8% so cùng kỳ
(BNP) – Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh, tổng nguồn vốn huy động tín dụng toàn ngành ngân hàng tính đến cuối tháng 3/2017 ước đạt 72.000 tỷ đồng, tăng 45,8% so cùng kỳ năm 2016 và tăng 37,5% so với cuối năm 2016.
Ảnh minh họa.
Các ngân hàng và tổ chức tín dụng đã tổ chức nhiều hình thức tiết kiệm, đặc biệt nhiều ngân hàng đã phát hành chứng chỉ tiền gửi trung và dài hạn với mức lãi suất dao động từ 6,9-9,2%/năm, nên lượng vốn huy động tăng cao. Trong đó, tính riêng tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt 45.200 tỷ đồng, chiếm 62,8% tổng nguồn vốn, tăng 48,3% so với cùng kỳ 2016.
Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và UBND tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh đã nghiêm túc triển khai các giải pháp hỗ trợ tín dụng, mở rộng đối tượng tiếp cận vốn vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp tham gia xây dựng nông thôn mới...
Đối với lãi suất cho vay bằng VND phổ biến ở mức: các lĩnh vực, ngành kinh tế ưu tiên 7%/năm; các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường khác: kỳ ngắn hạn từ 8,5-10%/năm, trung và dài hạn từ 10-11,5%/năm. Các ngân hàng cũng thực hiện tái cơ cấu nguồn vốn tín dụng theo hướng mở rộng cho vay trung và dài hạn.
Tổng dư nợ đến cuối tháng 3 đạt 57.000 tỷ đồng, tăng 34,7% so cùng tháng năm trước và tăng 25% so cuối năm 2016. Trong đó, cho vay trung và dài hạn đạt 23.000 tỷ đồng, chiếm 40,4%, tăng 30,8% so với cùng kỳ và tăng 25% so cuối năm 2016.
Đối với nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, thu hồi nợ xấu, ngăn chặn nợ xấu mới phát sinh. Đến cuối tháng 3/2017, nợ xấu trên địa bàn là 860 tỷ đồng, chiếm 1,5% tổng dư nợ, trong đó nợ xấu của doanh nghiệp chiếm 68,1%/tổng nợ xấu.
Bên cạnh đó, công tác thanh toán được các ngân hàng thực hiện nhanh chóng, kịp thời, chính xác và an toàn tuyệt đối. Các ngân hàng tiếp tục mở rộng dịch vụ trả lương qua tài khoản, với 1.952 đơn vị; đã phát hành 560.960 thẻ ATM, lắp đặt được 232 máy ATM; lắp đặt và vận hành 936 máy POS với số lượng giao dịch thanh toán qua máy POS trong quý I đạt 69.428 món, với doanh số đạt 346 tỷ đồng.
Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và UBND tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh đã nghiêm túc triển khai các giải pháp hỗ trợ tín dụng, mở rộng đối tượng tiếp cận vốn vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp tham gia xây dựng nông thôn mới...
Đối với lãi suất cho vay bằng VND phổ biến ở mức: các lĩnh vực, ngành kinh tế ưu tiên 7%/năm; các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường khác: kỳ ngắn hạn từ 8,5-10%/năm, trung và dài hạn từ 10-11,5%/năm. Các ngân hàng cũng thực hiện tái cơ cấu nguồn vốn tín dụng theo hướng mở rộng cho vay trung và dài hạn.
Tổng dư nợ đến cuối tháng 3 đạt 57.000 tỷ đồng, tăng 34,7% so cùng tháng năm trước và tăng 25% so cuối năm 2016. Trong đó, cho vay trung và dài hạn đạt 23.000 tỷ đồng, chiếm 40,4%, tăng 30,8% so với cùng kỳ và tăng 25% so cuối năm 2016.
Đối với nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, thu hồi nợ xấu, ngăn chặn nợ xấu mới phát sinh. Đến cuối tháng 3/2017, nợ xấu trên địa bàn là 860 tỷ đồng, chiếm 1,5% tổng dư nợ, trong đó nợ xấu của doanh nghiệp chiếm 68,1%/tổng nợ xấu.
Bên cạnh đó, công tác thanh toán được các ngân hàng thực hiện nhanh chóng, kịp thời, chính xác và an toàn tuyệt đối. Các ngân hàng tiếp tục mở rộng dịch vụ trả lương qua tài khoản, với 1.952 đơn vị; đã phát hành 560.960 thẻ ATM, lắp đặt được 232 máy ATM; lắp đặt và vận hành 936 máy POS với số lượng giao dịch thanh toán qua máy POS trong quý I đạt 69.428 món, với doanh số đạt 346 tỷ đồng.