Làng nghề mây tre đan Xuân Hội
(BNP) - Thôn Xuân Hội (xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du) từ xa xưa đã nổi tiếng với nghề làm mây tre đan truyền thống, trải qua thăng trầm lịch sử, bằng sự năng động, sáng tạo của người dân đã giúp duy trì, phát triển làng nghề, góp phần tích cực xây dựng diện mạo mới cho quê hương.
Sản xuất mây tre đan ở làng nghề Xuân Hội (xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du)
Nghề mây tre đan ở Xuân Hội có bao giờ và do ai truyền lại đến nay vẫn chưa có tài liệu nào ghi chép lại. Theo các cụ cao niên trong làng, từ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, người dân nơi đây đã có nghề đan các loại từ mây tre, nứa mai, vầu và song mây để sản xuất ra các loại quạt nan và ấm tích, vỏ tích phục vụ đời sống của nhân dân trong vùng.
Sau thời gian bị mai một, những năm gần đây,được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất kinh doanh ở Xuân Hội đang có nhiều khởi sắc. Thôn Xuân Hội có hơn 700 hộ thì có tới 80% số hộ sản xuất mây tre đan. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, bên cạnh những sản phẩm đơn giản như: chổi, tăm tre, quạt nan…, người dân địa phương đã tích cực tìm tòi, cải tiến mẫu mã, sản xuất ra các sản phẩm mới, phong phú về mẫu mã, chủng loại như: túi xách, làn, dành, lọ hoa, đồ trang trí… với công nghệ sơn dầu bóng, đẹp. Mỗi ngày, làng nghề sử dụng khoảng10 tấn nguyên liệu để sản xuất mây tre đan, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động ở nhiều lứa tuổi lúc nông nhàn với thu nhập bình quân khoảng 3 - 4 triệu đồng/người/tháng.
Nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư vốn, xây dựng cơ sở chuyên sản xuất đồ mây tre đan tiêu thụ nội địa và xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Nga và một số nước Châu Âu. Toàn thôn hiện có 2 doanh nghiệp, 3 HTX chuyên sản xuất mặt hàng nây tre đan. Năm 2019, làng nghề sản xuất khoảng trên 1,4 triệu sản phẩm mây tre đan các loại, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân và đóng góp lớn vào kinh tế - xã hội của địa phương.
Đặc biệt, năm 2018, sản phẩm mây tre đan Xuân Hội đã được cấp Chứng nhận nhãn hiệu tập thể, qua đó, mở ra nhiều cơ hội liên kết, hợp tác phát triển kinh tế nhằm tăng giá trị, thương hiệu của sản phẩm, nâng cao thu nhập cho các hộ thành viên và người lao động cũng như gìn giữ, bảo tồn những nét văn hóa truyền thống của địa phương.
Để khuyến khích, hỗ trợ làng nghề phát triển, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện về vốn vay, đào tạo nghề cho lao động, nhất là đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá nhãn hiệu tập thể thông qua website với tên miền maytredanxuanhoi.com và trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương. Đồng thời, mở rộng hệ thống đường giao thông, điện phục vụ sản xuất… giúp các doanh nghiệp, HTX và các hộ mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo thêm nhiều việc làm cho lao động, góp phần phát triển làng nghề bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Sau thời gian bị mai một, những năm gần đây,được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất kinh doanh ở Xuân Hội đang có nhiều khởi sắc. Thôn Xuân Hội có hơn 700 hộ thì có tới 80% số hộ sản xuất mây tre đan. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, bên cạnh những sản phẩm đơn giản như: chổi, tăm tre, quạt nan…, người dân địa phương đã tích cực tìm tòi, cải tiến mẫu mã, sản xuất ra các sản phẩm mới, phong phú về mẫu mã, chủng loại như: túi xách, làn, dành, lọ hoa, đồ trang trí… với công nghệ sơn dầu bóng, đẹp. Mỗi ngày, làng nghề sử dụng khoảng10 tấn nguyên liệu để sản xuất mây tre đan, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động ở nhiều lứa tuổi lúc nông nhàn với thu nhập bình quân khoảng 3 - 4 triệu đồng/người/tháng.
Nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư vốn, xây dựng cơ sở chuyên sản xuất đồ mây tre đan tiêu thụ nội địa và xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Nga và một số nước Châu Âu. Toàn thôn hiện có 2 doanh nghiệp, 3 HTX chuyên sản xuất mặt hàng nây tre đan. Năm 2019, làng nghề sản xuất khoảng trên 1,4 triệu sản phẩm mây tre đan các loại, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân và đóng góp lớn vào kinh tế - xã hội của địa phương.
Đặc biệt, năm 2018, sản phẩm mây tre đan Xuân Hội đã được cấp Chứng nhận nhãn hiệu tập thể, qua đó, mở ra nhiều cơ hội liên kết, hợp tác phát triển kinh tế nhằm tăng giá trị, thương hiệu của sản phẩm, nâng cao thu nhập cho các hộ thành viên và người lao động cũng như gìn giữ, bảo tồn những nét văn hóa truyền thống của địa phương.
Để khuyến khích, hỗ trợ làng nghề phát triển, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện về vốn vay, đào tạo nghề cho lao động, nhất là đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá nhãn hiệu tập thể thông qua website với tên miền maytredanxuanhoi.com và trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương. Đồng thời, mở rộng hệ thống đường giao thông, điện phục vụ sản xuất… giúp các doanh nghiệp, HTX và các hộ mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo thêm nhiều việc làm cho lao động, góp phần phát triển làng nghề bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.