Hồi Quan phát triển nghề dệt truyền thống
(BNP) - Làng Hồi Quan (xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn) vốn là ngôi làng cổ, xưa còn có tên là Hồi Lan Trang. Từ bao đời nay, nơi đây đã nổi tiếng với nghề dệt, trải qua thăng trầm lịch sử, bằng sự năng động, sáng tạo của người dân đã giúp duy trì, phát triển nghề dệt truyền thống, góp phần tích cực xây dựng diện mạo mới cho quê hương.
Sản xuất dệt ở làng Hồi Quan.
Nằm cách tỉnh lộ 295B khoảng hơn 1km, làng Hồi Quan xưa có vẻ đẹp cổ kính với cây đa, bến nước, sân đình cùng những hàng tre xanh ngát, cánh đồng lúa trải dài cùng nhiều nét văn hóa truyền thống vẫn được gìn giữ qua bao đời nay… Nơi đây đã được Vua Tự Đức ban biểu “Mỹ tục khả phong” (tức làng có tục đẹp đáng biểu dương) vào năm 1872.
Nghề dệt ở Hồi Quan có từ bao giờ và do ai truyền lại đến nay vẫn chưa có tài liệu nào ghi chép lại. Theo các cụ cao niên trong làng, vào những năm đầu thế kỷ XX, nghề dệt ở đây đã rất phát triển. Hầu như nhà nào cũng có vài khung dệt, nhà nhiều có tới cả chục khung.
Nghề dệt ở Hồi Quan có từ bao giờ và do ai truyền lại đến nay vẫn chưa có tài liệu nào ghi chép lại. Theo các cụ cao niên trong làng, vào những năm đầu thế kỷ XX, nghề dệt ở đây đã rất phát triển. Hầu như nhà nào cũng có vài khung dệt, nhà nhiều có tới cả chục khung.
Ban đầu, người dân Hồi Quan dệt vải bằng những khung cửi truyền thống, dệt khổ nhỏ với phương pháp thủ công để dệt vải màn, đũi, vải dày, vải màu kẻ đổ dọc, vải tơ tằm... Với tính cần cù, chịu khó cộng với đôi bàn tay khéo léo, người dân trong làng đã làm ra những sản phẩm dệt độc đáo mang sắc thái riêng, phục vụ nhu cầu của người dân trong vùng và các tỉnh lân cận.
Bước vào thời kỳ đổi mới, bằng sự năng động, sáng tạo, người dân trong làng phát triển thêm với các khung dệt khổ rộng kết hợp khung sử dụng máy công nghiệp để dệt các mặt hàng như: Gạc y tế, khăn trẻ sơ sinh, vải khổ rộng, sợi xe cung cấp cho nhà máy sản xuất giày dép, khăn mặt… Đồng thời, mở rộng thêm nghề dệt mành tăm và gia công quần áo trẻ em, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia.
Để tạo điều kiện cho người dân phát triển nghề dệt truyền thống, năm 2003 xã Tương Giang đã quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề dệt Hồi Quan rộng hơn 5ha với cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện có khoảng 20 doanh nghiệp, cơ sở đã thuê mặt bằng, đầu tư máy móc thiết bị sản xuất nghề dệt theo hướng công nghiệp. Cùng với đó, hỗ trợ người dân làng nghề tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, đào tạo, hỗ trợ tay nghề cho lao động… nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển nghề truyền thống.
Hiện nay, làng nghề có khoảng 1.000 hộ (chiếm hơn 70% tổng số hộ) cùng hàng chục doanh nghiệp, HTX, cơ sở tham gia sản xuất dệt, may mặc. Năm 2018, giá trị sản xuất làng nghề đạt trên 300 tỷ đồng, chiếm hơn 80% tổng thu nhập của địa phương; tỷ lệ hộ nghèo của thôn giảm còn dưới 1% theo chuẩn đa chiều.
Nghề dệt, may mặc phát triển, đem lại nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình trong thôn. Về Hồi Quan hôm nay, những ngôi nhà cao tầng hiện hữu, trên trục đường chính những chiếc xe máy, xe tải chở hàng tấp nập. Vượt qua khó khăn, người dân làng Hồi Quan luôn có ý thức tìm tòi, học hỏi, sáng tạo ra những sản phẩm mới của làng nghề nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước. Cũng từ việc coi trọng giữ gìn nghề dệt truyền thống, người dân nơi đây đã góp phần gìn giữ nét văn hóa của quê hương và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Bước vào thời kỳ đổi mới, bằng sự năng động, sáng tạo, người dân trong làng phát triển thêm với các khung dệt khổ rộng kết hợp khung sử dụng máy công nghiệp để dệt các mặt hàng như: Gạc y tế, khăn trẻ sơ sinh, vải khổ rộng, sợi xe cung cấp cho nhà máy sản xuất giày dép, khăn mặt… Đồng thời, mở rộng thêm nghề dệt mành tăm và gia công quần áo trẻ em, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia.
Để tạo điều kiện cho người dân phát triển nghề dệt truyền thống, năm 2003 xã Tương Giang đã quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề dệt Hồi Quan rộng hơn 5ha với cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện có khoảng 20 doanh nghiệp, cơ sở đã thuê mặt bằng, đầu tư máy móc thiết bị sản xuất nghề dệt theo hướng công nghiệp. Cùng với đó, hỗ trợ người dân làng nghề tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, đào tạo, hỗ trợ tay nghề cho lao động… nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển nghề truyền thống.
Hiện nay, làng nghề có khoảng 1.000 hộ (chiếm hơn 70% tổng số hộ) cùng hàng chục doanh nghiệp, HTX, cơ sở tham gia sản xuất dệt, may mặc. Năm 2018, giá trị sản xuất làng nghề đạt trên 300 tỷ đồng, chiếm hơn 80% tổng thu nhập của địa phương; tỷ lệ hộ nghèo của thôn giảm còn dưới 1% theo chuẩn đa chiều.
Nghề dệt, may mặc phát triển, đem lại nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình trong thôn. Về Hồi Quan hôm nay, những ngôi nhà cao tầng hiện hữu, trên trục đường chính những chiếc xe máy, xe tải chở hàng tấp nập. Vượt qua khó khăn, người dân làng Hồi Quan luôn có ý thức tìm tòi, học hỏi, sáng tạo ra những sản phẩm mới của làng nghề nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước. Cũng từ việc coi trọng giữ gìn nghề dệt truyền thống, người dân nơi đây đã góp phần gìn giữ nét văn hóa của quê hương và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.