10 sự kiện văn hoá tiêu biểu năm 2005

02/06/2011 06:37
Nếu năm 2004 được đánh giá là năm của những văn bản luật nhằm quy hoạch các hoạt động văn hoá thì hệ quả của nó là năm 2005 với nhiều quy chế được triển khai trong đời sống xã hội. Sự kiện Cồng chiêng Tây Nguyên được phong tặng là Kiệt tác Văn hoá truyền khẩu của nhân loại và hai cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi 20 và Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm đã tác động sâu rộng tới cách ứng xử văn hoá và lối sống trong xã hội.

1- Lần đầu tiên thực hiện Quy chế Lễ hội đền Hùng:

Phần Hội vẫn giữ được tinh thần cộng cảm làng xã cổ xưa, lưu giữ được nét đẹp tài hoa của người dân trăm họ; phần Lễ được tôn vinh nâng lên hàng Quốc lễ thể hiện niềm kính ngưỡng tổ tiên, làm sáng rõ đạo lý uống nước nhớ nguồn của toàn dân tộc. Tổ chức thành công lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 2/9

2- Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO phong tặng là Kiệt tác Văn hoá truyền khẩu của nhân loại:

Được quốc tế tôn vinh, ghi nhận nên cách ứng xử với văn hoá cồng chiêng có dấu hiệu tích cực rõ nét: Đầu năm 2006 sẽ triển khai công tác bảo tồn cồng chiêng Tây Nguyên. Vấn đề đáng lưu tâm cũng đang nóng dần: Làm thế nào để đừng biến cồng chiêng thành âm nhạc hiện đại?


3- Hai cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi 20 và Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm
:

 

tác động tích cực tới lối sống, nếp nghĩ của giới trẻ trong xã hội. Khơi dậy ngọn lửa nhiệt tình và cảm hứng cống hiến vì lý tưởng cao đẹp chung như một đối trọng trước tính vị kỷ của con người thời kỹ trị. 


4- Ứng xử với di sản, di tích văn hoá có nhiều ý kiến trái chiều
:
 

Nếu dự án xây khách sạn trên đồi Vọng Cảnh (Thừa Thiên - Huế) được xem là xâm hại di sản văn hoá thì việc tôn tạo xây đền Cẩu Nhi (Hà Nội) cũng bị coi là thiếu cơ sở khoa học. Ý kiến của người dân được các cơ quan quản lý, giới chuyên môn coi trọng và nó đã thể hiện rõ tính công khai minh bạch, quyền được tham gia quản lý của người dân.

 5 - Thực hiện Công ước Berner còn nhiều lúng túng:

 

Vấn đề bản quyền đã được áp dụng nhưng chưa có sự thống nhất về cách hiểu cũng như mức thu phí vv...đặc biệt là tác quyền âm nhạc.

 

 6 -  Lần đầu tiên tổ chức Ngày hội di sản Việt Nam: 

 

Quy tụ, quảng bá hàng triệu di vật cổ, những nét giá trị văn hoá của hơn 4000 di tích quốc gia, 5 di sản văn hoá cấp thế giới, 2 Kiệt tác văn hoá truyền khẩu của nhân loại. Mở một hướng quảng bá hình ảnh đất nước ra quốc tế bằng giá trị văn hoá. 

 7 - Ban hành Quy chế cưới, tang. lễ hội:

Điều chỉnh lối sống lãng phí, thực dụng và vụ lợi nhằm bảo lưu giá trị nhân văn trong việc cưới, việc tang. Chống mê tín, dị đoan trong các lễ hội dân gian.


8- Kỷ niệm đại thi hào Nguyễn Du
:

Hình thành nét đẹp văn hoá hàng năm không chỉ tôn vinh mà còn khám phá, làm giàu thêm giá trị nhân văn, giá trị nghệ thuật của đại thi hào Nguyễn Du, danh nhân văn hoá thế giới.


9- Lễ hội hoa Đà Lạt:

Tiêu biểu cho cách tổ chức lễ hội không vì du khách mà chỉ coi trọng yếu tố ghi hình, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là kinh nghiệm tốt cho cách khai thác các ý tưởng quảng bá thương hiệu địa phương thông qua hoạt động lễ hội.

 10 - Ngừng cấp phép kinh doanh Karaoke, vũ trường trên toàn quốc:

Thể hiện thái độ kiên quyết lập lại kỷ cương trong lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, kiên quyết chống tệ nạn ăn chơi sa đoạ, thoái hoá, biến chất... 

 

 

System Account
Nguồn: BBN