Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị thực hiện nhiệm vụ, giải pháp năm học 2019 – 2020
(BNP) – Thay mặt Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019 – 2020.
Lễ khai giảng năm học 2018 - 2019 tại Trường THCS Lê Văn Thịnh.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị toàn ngành Giáo dục, các Sở, ban, ngành, cơ quan liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 26/6/2014 của BCH Đảng bộ tỉnh (khóa XVIII) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2020, định hướng đến năm 2030 và các chương trình, kế hoạch, đề án về giáo dục, đào tạo đã được tỉnh phê duyệt, ban hành.
Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, tăng cường kỷ cương, nền nếp; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất để thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo hướng dẫn và lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học; thực hiện văn hóa ứng xử, bảo đảm an ninh, an toàn trường học; tích cực xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường, xây dựng trường chuẩn Quốc gia ở các cấp học... nhằm tạo sự chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng giáo dục và công tác quản lí, chỉ đạo.
Đối với giáo dục Mầm non, tiếp tục thực hiện phát triển trường, lớp ở khu, cụm công nghiệp; bổ sung nguồn nhân lực giáo viên, đổi mới cơ chế quản lý và tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục Mầm non.
Giáo dục Phổ thông tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp 1. Đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh; tiếp tục đổi mới công tác quản trị, tăng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Phổ thông và thực hiện kế hoạch phát triển các trường Phổ thông ngoài công lập.
Giáo dục thường xuyên - chuyên nghiệp cần nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; đẩy mạnh việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Chỉ thị cũng nêu rõ 09 nhiệm vụ chủ yếu đó là: Tiếp tục rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn; Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; Nâng cao chất lượng giáo dục Mầm non, giáo dục Phổ thông đáp ứng chương trình, sách giáo khoa giáo dục Phổ thông mới, định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh, tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng, giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên, bảo đảm an ninh an toàn trường học; Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục; Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục; Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo; Tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo; Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, Chỉ thị cũng đề ra 05 giải pháp cơ bản gồm: Tiếp tục hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục và đào tạo; Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý giáo dục; Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo; Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục; Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo.
Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, tăng cường kỷ cương, nền nếp; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất để thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo hướng dẫn và lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học; thực hiện văn hóa ứng xử, bảo đảm an ninh, an toàn trường học; tích cực xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường, xây dựng trường chuẩn Quốc gia ở các cấp học... nhằm tạo sự chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng giáo dục và công tác quản lí, chỉ đạo.
Đối với giáo dục Mầm non, tiếp tục thực hiện phát triển trường, lớp ở khu, cụm công nghiệp; bổ sung nguồn nhân lực giáo viên, đổi mới cơ chế quản lý và tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục Mầm non.
Giáo dục Phổ thông tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp 1. Đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh; tiếp tục đổi mới công tác quản trị, tăng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Phổ thông và thực hiện kế hoạch phát triển các trường Phổ thông ngoài công lập.
Giáo dục thường xuyên - chuyên nghiệp cần nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; đẩy mạnh việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Chỉ thị cũng nêu rõ 09 nhiệm vụ chủ yếu đó là: Tiếp tục rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn; Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; Nâng cao chất lượng giáo dục Mầm non, giáo dục Phổ thông đáp ứng chương trình, sách giáo khoa giáo dục Phổ thông mới, định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh, tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng, giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên, bảo đảm an ninh an toàn trường học; Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục; Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục; Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo; Tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo; Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, Chỉ thị cũng đề ra 05 giải pháp cơ bản gồm: Tiếp tục hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục và đào tạo; Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý giáo dục; Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo; Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục; Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo.