UBND tỉnh ban hành Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2019
(BNP) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 303/KH-UBND về việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2019 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
Khám, chữa bệnh cho đối tượng chính sách tại xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình.
Theo Kế hoạch, thời gian tiến hành rà soát bắt đầu từ ngày 01/10 - 30/11/2019. Đối tượng rà soát là toàn bộ hộ gia đình nghèo, cận nghèo có thu nhập tăng, hộ gia đình phát sinh khó khăn đột xuất có khả năng trở thành hộ nghèo, hộ cận nghèo có hộ khẩu thường trú và đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.
Trong đó, chuẩn mức hộ nghèo tại khu vực nông thôn là những hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 700.000 đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Tại khu vực thành thị, mức chuẩn hộ nghèo được tính là các hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 900.000 đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Đối với mức chuẩn hộ cận nghèo, tại khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Tại khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Phương pháp rà soát được thực hiện thông qua các hình thức như: đăng ký của người dân, nhận dạng và phân loại nhanh, chấm điểm tài sản, thu thập thông tin đặc điểm, điều kiện sống của hộ gia đình để ước lượng thu nhập và xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo. Bên cạnh đó, điều tra viên phải trực tiếp đến từng hộ gia đình để phỏng vấn và ghi phiếu, không sử dụng tài liệu có sẵn hoặc thu thập thông tin qua người khác.
UBND tỉnh giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh, chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương triển khai, hướng dẫn thực hiện Kế hoạch; thống nhất mẫu biểu thực hiện rà soát; tập huấn nghiệp vụ, quy trình rà soát cho các thành viên Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra, phúc tra kết quả rà soát trong trường hợp thấy kết quả rà soát chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương hoặc có đơn thư khiếu nại. Đồng thời, tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh công bố tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh và báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
Việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm giúp cấp ủy và chính quyền các cấp đánh giá đúng thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo của từng địa phương, từ đó có giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chương trình giảm nghèo và các chính sách an sinh xã hội, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 10 chỉ số: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
Trong đó, chuẩn mức hộ nghèo tại khu vực nông thôn là những hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 700.000 đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Tại khu vực thành thị, mức chuẩn hộ nghèo được tính là các hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 900.000 đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Đối với mức chuẩn hộ cận nghèo, tại khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Tại khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Phương pháp rà soát được thực hiện thông qua các hình thức như: đăng ký của người dân, nhận dạng và phân loại nhanh, chấm điểm tài sản, thu thập thông tin đặc điểm, điều kiện sống của hộ gia đình để ước lượng thu nhập và xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo. Bên cạnh đó, điều tra viên phải trực tiếp đến từng hộ gia đình để phỏng vấn và ghi phiếu, không sử dụng tài liệu có sẵn hoặc thu thập thông tin qua người khác.
UBND tỉnh giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh, chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương triển khai, hướng dẫn thực hiện Kế hoạch; thống nhất mẫu biểu thực hiện rà soát; tập huấn nghiệp vụ, quy trình rà soát cho các thành viên Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra, phúc tra kết quả rà soát trong trường hợp thấy kết quả rà soát chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương hoặc có đơn thư khiếu nại. Đồng thời, tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh công bố tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh và báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
Việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm giúp cấp ủy và chính quyền các cấp đánh giá đúng thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo của từng địa phương, từ đó có giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chương trình giảm nghèo và các chính sách an sinh xã hội, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 10 chỉ số: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.