Di tích lịch sử văn hóa đền Như Nguyệt
(BNP) - Đền Như Nguyệt (xã Tam Giang, huyện Yên Phong) được xây dựng trên dải đất của chiến tuyến Như Nguyệt nhằm tưởng niệm cuộc kháng chiến chống giặc Tống xâm lược và gắn với việc tổ chức lễ hội chiến thắng Như Nguyệt. Năm 2018, Đền được đầu tư xây mới lại trên nền xưa đất cũ theo lối kiến trúc truyền thống.
Cổng Đền được thiết kế tinh xảo với 04 cột trụ bằng đá.
Tòa tiền tế đền Như Nguyệt.
Bức bình phong đá trong khuôn viên Đền.
Đền Như Nguyệt mới được xây dựng lại có bình đồ kiến trúc kiểu chữ Nhị, gồm 2 toà: Tiền tế 3 gian 2 chái 4 mái đao cong, xây dựng theo phong cách truyền thống khung gỗ lim chịu lực; toà Hậu cung 3 gian 2 chái 2 tầng mái, 8 đầu đao cong. Kết cấu vì nóc tòa tiền tế bao gồm 4 bộ vì, mỗi bộ liên kết 4 hàng chân cột.
Các co rường, ván mê, đầu dư được trang trí đề tài “tứ linh”, “tứ quý”.
Hệ thống cửa thượng song hạ bản bằng gỗ.
Đỉnh nóc Đền được đắp nổi đôi rồng chầu mặt nhật.
Mái đao cong được đắp đầu rồng ngậm ngọc, con nghê, con kìm, con sô...
Trang trí trên các co rường, ván mê, đầu dư là đề tài “tứ linh”, “tứ quý”. Hệ thống cửa thượng song hạ bản mở cả 3 gian, 2 gian bên cửa gỗ khắc kiểu chữ Thọ. Trên đỉnh nóc đắp nổi đôi rồng chầu mặt nhật, các đao cong đắp đầu rồng ngậm ngọc, con nghê, con kìm, con sô.
Ban thờ tại tòa tiền tế của Đền.
Ban thờ Thái úy Lý Thường Kiệt bên trong tòa Hậu cung.
Đền Như Nguyệt thờ Thái úy Lý Thường Kiệt - vị tướng tài có công lao to lớn, giúp triều Lý đánh giặc Tống xâm lược nước ta thế kỷ XI, bảo vệ nền độc lập của đất nước. Cuộc đời và sự nghiệp của ông đã được sử sách biên chép, ca ngợi. Đền Như Nguyệt đến nay không chỉ là trung tâm tín ngưỡng văn hoá của người dân địa phương mà còn là nơi lưu niệm sâu sắc về danh nhân Lý Thường Kiệt.
Bức hoành phi và bộ câu đối.
Chiêng đồng.
Chiếc khánh đồng.
Trong Đền hiện còn lưu giữ một số hiện vật tiêu biểu có giá trị như: tượng thờ; ngai thờ; hương án; hoành phi, câu đối; bộ bát biểu; đỉnh hương… và một số hiện vật mới bổ sung có niên đại thế kỷ XX.
Bản hòa ước chiến thắng Như Nguyệt được lưu giữ trong Đền.
Ngày lệ ở Đền vào ngày 18 tháng 2 âm lịch hàng năm - là ngày chiến thắng trên sông Như Nguyệt. Ngoài ra còn ngày mùng 2 tháng 6 âm lịch, là ngày giỗ của Thái úy Lý Thường Kiệt. Vào các ngày Rằm, mồng một, cửa Đền được mở để làm lễ.
Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đền Như Nguyệt.
Đền Như Nguyệt được UBND tỉnh xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số 1372/QĐ-UBND ngày 25/10/2006.