Giao lưu văn hóa, nghệ thuật giữa hai tỉnh Bắc Ninh – Ninh Thuận
(BNP) – Nhân dịp kỷ niệm 10 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tối 28/10, tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, nghệ thuật giữa hai tỉnh Bắc Ninh – Ninh Thuận.
Lãnh đạo hai tỉnh Bắc Ninh, Ninh Thuận chụp ảnh lưu niệm cùng các đoàn nghệ thuật.
Tới dự và thưởng thức chương trình có các đồng chí: Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Hà Sỹ Tiếp, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Nguyễn Hạnh Chung, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận; các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh Bắc Ninh và Ninh Thuận cùng đông đảo nghệ sỹ, diễn viên Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh và Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh Ninh Thuận.
Nằm ở hai miền của đất nước, Bắc Ninh và Ninh Thuận là hai tỉnh có phong tục tập quán khác nhau, nhưng có lịch sử truyền thống văn hóa tương đồng, đó là những giá trị tinh hoa, độc đáo, đặc sắc của Dân ca Quan họ Bắc Ninh và nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ.
Nằm ở hai miền của đất nước, Bắc Ninh và Ninh Thuận là hai tỉnh có phong tục tập quán khác nhau, nhưng có lịch sử truyền thống văn hóa tương đồng, đó là những giá trị tinh hoa, độc đáo, đặc sắc của Dân ca Quan họ Bắc Ninh và nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ.
Liên khúc "Vui bốn mùa", Dân ca Quan họ Bắc Ninh mở màn chương trình.
Chương trình giao lưu được dàn dựng công phu, nội dung nghệ thuật được đan xen với điểm nhấn tái hiện một Bắc Ninh, một Ninh Thuận với những nét văn hóa nghệ thuật đặc sắc, đem đến cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc. Khán giả không chỉ đắm mình trong những làn điệu Dân ca Quan họ mượt mà, đằm thắm, với đình chùa miếu mạo trên vùng đất cổ kính qua các tiết mục “Vào chùa”, “Dọn quán bán hàng”, “Dệt gấm”, “Chuông vàng gác cửa Tam Quan”, “Con nhện giăng mùng”… mà còn được hòa mình trong không gian văn hóa của những điệu múa Apsara với những vũ nữ Chăm mềm mại, tràn đầy tiếng kèn Saranai, tiếng trống Paranưng rộn ràng của vùng đất Ninh Thuận đầy nắng gió qua các tiết mục: “Ninh Thuận quê mình”, “Tiếng trống Ghinăng – Tiếng trống hòa bình”, “Nữ thần xứ sở”, “Sức sống Raglai”...
Cùng với việc quảng bá, giới thiệu về lịch sử, truyền thống, văn hóa của hai miền quê và những giá trị tinh hoa của Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Đờn ca tài tử Nam Bộ cũng như một số loại hình nghệ thuật dân gian của tỉnh Ninh Thuận, chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa hai tỉnh chính là cầu nối tăng cường tình đoàn kết, mở rộng học tập, trao đổi kinh nghiệm, khơi dậy niềm tự hào dân tộc giữa hai tỉnh Bắc Ninh – Ninh Thuận, qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa trong mọi tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng hai miền quê ngày càng phát triển giàu mạnh.
Cùng với việc quảng bá, giới thiệu về lịch sử, truyền thống, văn hóa của hai miền quê và những giá trị tinh hoa của Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Đờn ca tài tử Nam Bộ cũng như một số loại hình nghệ thuật dân gian của tỉnh Ninh Thuận, chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa hai tỉnh chính là cầu nối tăng cường tình đoàn kết, mở rộng học tập, trao đổi kinh nghiệm, khơi dậy niềm tự hào dân tộc giữa hai tỉnh Bắc Ninh – Ninh Thuận, qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa trong mọi tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng hai miền quê ngày càng phát triển giàu mạnh.
Tiết mục múa "Nữ thần Xứ Sở", Đoàn ca múa nhạc dân tộc tỉnh Ninh Thuận.
Kết thúc chương trình, lãnh đạo hai tỉnh đã tặng hoa đoàn nghệ thuật tham gia biểu diễn giao lưu và mong muốn trong thời gian tới, hai tỉnh sẽ có nhiều cơ hội giao lưu, hợp tác hơn nữa để cùng nhau đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát triển, quảng bá hình ảnh, con người của quê hương Bắc Ninh, Ninh Thuận đến đông đảo người dân trong nước và Quốc tế./.