Hiệu quả từ mô hình nuôi cá lồng trên sông
(BNP) - Những năm gần đây, mô hình nuôi cá lồng trên sông trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người nuôi tăng thu nhập và mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở địa phương.
Nuôi cá lồng trên sông tại xã Đức Long (Quế Võ) đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Huyện Lương Tài là địa phương phát triển mô hình nuôi cá lồng trên sông sớm và có diện tích cá lồng lớn nhất tỉnh với 43 hộ nuôi hơn 700 lồng (chiếm hơn 1/3 tổng số lồng toàn tỉnh). Phát huy lợi thế sông Thái Bình chảy qua, đầu năm 2011, người dân địa phương đã mạnh dạn đầu tư vốn nuôi cá lồng theo hướng chuyên canh, chủ yếu là các loại cá chép giòn, điêu hồng, trắm cỏ, cá lăng…bước đầu cho giá trị kinh tế cao hơn so với thâm canh trong ao đất. Năm 2018, sản lượng cá lồng trên sông toàn huyện đạt khoảng 1.200 tấn, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ dân khu vực ven sông.
Cùng với Lương Tài, phong trào nuôi cá lồng trên sông vài năm trở lại đây phát triển mạnh ở các huyện ven sông, mang lại thu nhập ổn định. Hiện, toàn tỉnh có 1.990 lồng, tập trung ở các huyện: Lương Tài (750 lồng), Quế Võ (365 lồng), Gia Bình (362 lồng), Tiên Du (201 lồng), Thuận Thành (188 lồng) và Yên Phong (124 lồng). Trong đó, có 24 cơ sở nuôi cá lồng trên sông được cấp chứng nhận VietGAP, một số cơ sở đang xây dựng thương hiệu cá sạch. Năm 2018, sản lượng cá lồng trên sông toàn tỉnh đạt 4.450 tấn (chiếm khoảng 12% tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh).
Cùng với Lương Tài, phong trào nuôi cá lồng trên sông vài năm trở lại đây phát triển mạnh ở các huyện ven sông, mang lại thu nhập ổn định. Hiện, toàn tỉnh có 1.990 lồng, tập trung ở các huyện: Lương Tài (750 lồng), Quế Võ (365 lồng), Gia Bình (362 lồng), Tiên Du (201 lồng), Thuận Thành (188 lồng) và Yên Phong (124 lồng). Trong đó, có 24 cơ sở nuôi cá lồng trên sông được cấp chứng nhận VietGAP, một số cơ sở đang xây dựng thương hiệu cá sạch. Năm 2018, sản lượng cá lồng trên sông toàn tỉnh đạt 4.450 tấn (chiếm khoảng 12% tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh).
Để đảm bảo cho hoạt động nuôi cá lồng trên sông phát triển bền vững, ngành Nông nghiệp đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tiến hành rà soát, đánh giá tình hình hoạt động nuôi cá lồng trên sông, từ đó ban hành những chính sách hỗ trợ phù hợp. Trong đó, hỗ trợ kinh phí mua vật tư để lắp đặt lồng nuôi cá trên sông, mua chế phẩm sinh học, hóa chất để xử lý môi trường nước, cung cấp vắc xin phòng bệnh, hỗ trợ kinh phí cấp chứng nhận nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP, chứng nhận truy xuất nguồn gốc thủy sản… nhằm khuyến khích các hộ nuôi cá lồng trên sông theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Trong giai đoạn 2014 - 2016, toàn tỉnh đã hỗ trợ kinh phí mua vật tư giúp các hộ lắp đặt 1.588 lồng nuôi cá trên sông với tổng kinh phí hỗ trợ trên 23 tỷ đồng.
Cùng với đó, hướng dẫn các cơ sở, các hộ nuôi cá lồng thực hiện đăng ký nuôi trồng thủy sản theo Luật Thủy sản 2017. Trong đó, quy định rõ các cơ sở, hộ nuôi cá lồng phải nằm trong vùng quy hoạch, đảm bảo không làm cản trở ảnh hưởng đến dòng chảy, giao thông đường thủy, hệ thống đê điều. Đến nay, nhiều cơ sở, hộ nông dân đã áp dụng công nghệ nuôi cá sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nguồn nước, công nghệ tự động hóa, công nghệ thông tin quản lý đàn cá nuôi… nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
Theo ông Nguyễn Hồng Quang, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản, do được nuôi trong môi trường nước lưu thông tự nhiên, hàm lượng ôxy cao nên cá lồng trên sông lớn nhanh, ít bị bệnh dịch, cho chất lượng thịt thơm ngon và rất được thị trường ưa chuộng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong tỉnh, thủ đô Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Đặc biệt, giá bán cao hơn so với cá nuôi trong ao đất từ 20 - 40%. Với thể tích lồng nuôi 6mx6mx3m (108m3) cho năng suất từ 4 - 6 tấn cá/lồng/vụ nuôi (tương đương với 1 ha nuôi cá trong ao đất), sau khi trừ chi phí cho thu lãi bình quân từ 40 - 60 triệu đồng/lồng, cá biệt cho thu lãi trên 100 triệu đồng/lồng/vụ. Việc đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên sông giúp người dân thay đổi phương thức nuôi cá truyền thống theo hướng ứng dụng công nghệ cao, tăng nhanh giá trị, góp phần nâng cao thu nhập và mở ra hướng đi mới cho phát triển nuôi trồng thủy sản của các địa phương.
Cũng theo ông Nguyễn Hồng Quang, mô hình nuôi cá lồng trên sông vẫn còn hạn chế, đó là một số cơ sở, hộ dân nuôi trồng còn tự phát, không nằm trong vùng quy hoạch, quy mô nhỏ lẻ, chưa chủ động được về thời vụ, con giống. Một số hộ nuôi thiếu kiến thức kỹ thuật, nắm bắt thị trường chưa tốt do vậy nuôi cá bị lỗ, hiệu quả kinh tế chưa cao, nguy cơ mất an toàn về giao thông đường thủy, rủi ro về dịch bệnh, ô nhiễm môi trường là rất lớn, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của nghề nuôi trồng thủy sản.
Với định hướng duy trì ổn định về quy mô, diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng nuôi cá lồng trên sông, thời gian tới, ngành Nông nghiệp phối hợp với các địa phương hướng dẫn các hộ nuôi theo quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung để được hưởng những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời, tích cực hỗ trợ các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cá giống, xử lý môi trường nước, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh trên đàn cá, xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…nhằm tăng cao năng suất, sản lượng cá trên địa bàn tỉnh và giúp người dân làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình.
Cũng theo ông Nguyễn Hồng Quang, mô hình nuôi cá lồng trên sông vẫn còn hạn chế, đó là một số cơ sở, hộ dân nuôi trồng còn tự phát, không nằm trong vùng quy hoạch, quy mô nhỏ lẻ, chưa chủ động được về thời vụ, con giống. Một số hộ nuôi thiếu kiến thức kỹ thuật, nắm bắt thị trường chưa tốt do vậy nuôi cá bị lỗ, hiệu quả kinh tế chưa cao, nguy cơ mất an toàn về giao thông đường thủy, rủi ro về dịch bệnh, ô nhiễm môi trường là rất lớn, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của nghề nuôi trồng thủy sản.
Với định hướng duy trì ổn định về quy mô, diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng nuôi cá lồng trên sông, thời gian tới, ngành Nông nghiệp phối hợp với các địa phương hướng dẫn các hộ nuôi theo quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung để được hưởng những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời, tích cực hỗ trợ các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cá giống, xử lý môi trường nước, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh trên đàn cá, xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…nhằm tăng cao năng suất, sản lượng cá trên địa bàn tỉnh và giúp người dân làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình.