Làng tơ tằm Vọng Nguyệt
(BNP) – Nằm bên tả ngạn sông Cầu, làng Vọng Nguyệt (xã Tam Giang, huyện Yên Phong) không chỉ nổi danh là một làng Việt cổ với những di sản văn hóa đánh dấu mốc son thăng trầm của văn hóa làng xã, làng cổ Vọng Nguyệt còn khắc sâu vào ký ức nhiều người về một làng nghề tơ tằm có lịch sử hàng nghìn năm, là nơi cung cấp tơ tằm chất lượng để dâng lên vua chúa thời xưa.
Vọng Nguyệt nổi tiếng với sản phẩm tơ vàng bền đẹp, óng ả (Nguồn Internet).
Theo người xưa kể lại, mảnh đất này lúc xưa có tên là Ngột Nhì. Một ngày nọ, có một người đàn ông họ Chu tìm tới khẩn hoang đất đai lập làng và được phong làm Tổ làng. Sau khi ông qua đời được an táng ở đồng Đống Tranh, vị trí này nhìn xuống ao bán nguyệt, từ đó người ta gọi là làng Vọng Nguyệt. Vọng Nguyệt - một cái tên đầy chất thơ, như chính sự thanh bình, yên ả của làng quê này.
Nghề ươm tơ, dệt lụa ở đây bắt đầu từ khi nào hầu như không ai còn nhớ, chỉ nhớ về những câu chuyện được truyền từ đời này đến đời khác. Khi Vọng Nguyệt còn là vùng đất được triều đình xưa giao cho nhiệm vụ ươm tơ dệt vải. Nhiều dòng họ lớn trong làng như Nguyễn Hữu, Chu, Ngô Quý, Ngô Xuân đã cùng nhau tạo nên danh tiếng mang làng tơ tằm Vọng Nguyệt vang xa khắp mọi vùng.
Kỹ thuật ươm tơ là điều tạo nên sự khác biệt giữa tơ của làng Vọng Nguyệt với sản phẩm của những nơi khác. Khi có kén tằm, phải phân loại rất nhanh, bảo đảm loại bỏ sạch chất bẩn trên kén. Sau đó chọn kén tiêu chuẩn trước khi ngài cắn kén chui ra. Vụ ươm tơ bắt đầu từ tháng ba đến tháng mười âm lịch hàng năm. Kén được cho vào nước nóng để dễ dàng tách ra và kéo thành sợi cuộn vào các guồng. Công đoạn gỡ kén, quay tơ phải có 2 người để vừa luộc kén, vừa kéo tơ. Mỗi con tơ kéo được nặng khoảng 0,2kg, được người ta rút ra khỏi guồng quay tơ mang ra ngoài để phơi khô.
Tơ sau khi phơi khô được thương lái ở nhiều nơi như Nội Duệ, Lim, Hà Nội, Hà Đông… về tận chợ làng ở đây mua tơ tằm mang đi bán khắp cả nước và xuất đi nước ngoài. Trước đây người dân Vọng Nguyệt chủ yếu nuôi giống tằm ta cho tơ vàng, nhưng gần đây họ còn nuôi thêm giống tằm trắng cho tơ trắng với năng suất cao hơn.
Trải qua thăng trầm của lịch sử, trước sức ép đầu ra sản phẩm lại khó khăn, bởi người tiêu dùng khó thích ứng được với tơ lụa truyền thống do giá cao, khó giặt, khó tiếp cận thời trang ứng dụng. Theo thống kê, trước đây cả làng Vọng Nguyệt có khoảng hơn 300 hộ làm nghề tơ tằm. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều người dần bỏ nghề đi làm công việc khác. Dù rất muốn bảo tồn, phát triển nghề truyền thống của quê hương nhưng để có kén ươm tơ, các hộ phải thu mua từ Yên Bái, Lâm Đồng… Chi phí tăng lên trong quá trình vận chuyển, kén bị dập nát cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng tơ, trong khi sản phẩm tơ hiện tại khó tiêu thụ, khiến người dân càng khó giữ nghề.
Trước nguy cơ mai một làng tơ tằm Vọng Nguyệt, thời gian qua, chính quyền địa phương thường xuyên động viên nhân dân tiếp tục duy trì nghề truyền thống, đồng thời phối hợp với một số ngân hàng hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân vay vốn ngân hàng, chủ động liên hệ các cơ quan chức năng tìm đầu ra cho sản phẩm. Cùng với đó là sự quyết tâm đồng lòng, chung sức của từng gia đình. Thế hệ đi trước phải truyền được niềm đam mê, bản sắc văn hóa của làng nghề truyền thống cho những thế hệ đi sau kế cận.
Nghề ươm tơ, dệt lụa ở đây bắt đầu từ khi nào hầu như không ai còn nhớ, chỉ nhớ về những câu chuyện được truyền từ đời này đến đời khác. Khi Vọng Nguyệt còn là vùng đất được triều đình xưa giao cho nhiệm vụ ươm tơ dệt vải. Nhiều dòng họ lớn trong làng như Nguyễn Hữu, Chu, Ngô Quý, Ngô Xuân đã cùng nhau tạo nên danh tiếng mang làng tơ tằm Vọng Nguyệt vang xa khắp mọi vùng.
Kỹ thuật ươm tơ là điều tạo nên sự khác biệt giữa tơ của làng Vọng Nguyệt với sản phẩm của những nơi khác. Khi có kén tằm, phải phân loại rất nhanh, bảo đảm loại bỏ sạch chất bẩn trên kén. Sau đó chọn kén tiêu chuẩn trước khi ngài cắn kén chui ra. Vụ ươm tơ bắt đầu từ tháng ba đến tháng mười âm lịch hàng năm. Kén được cho vào nước nóng để dễ dàng tách ra và kéo thành sợi cuộn vào các guồng. Công đoạn gỡ kén, quay tơ phải có 2 người để vừa luộc kén, vừa kéo tơ. Mỗi con tơ kéo được nặng khoảng 0,2kg, được người ta rút ra khỏi guồng quay tơ mang ra ngoài để phơi khô.
Tơ sau khi phơi khô được thương lái ở nhiều nơi như Nội Duệ, Lim, Hà Nội, Hà Đông… về tận chợ làng ở đây mua tơ tằm mang đi bán khắp cả nước và xuất đi nước ngoài. Trước đây người dân Vọng Nguyệt chủ yếu nuôi giống tằm ta cho tơ vàng, nhưng gần đây họ còn nuôi thêm giống tằm trắng cho tơ trắng với năng suất cao hơn.
Trải qua thăng trầm của lịch sử, trước sức ép đầu ra sản phẩm lại khó khăn, bởi người tiêu dùng khó thích ứng được với tơ lụa truyền thống do giá cao, khó giặt, khó tiếp cận thời trang ứng dụng. Theo thống kê, trước đây cả làng Vọng Nguyệt có khoảng hơn 300 hộ làm nghề tơ tằm. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều người dần bỏ nghề đi làm công việc khác. Dù rất muốn bảo tồn, phát triển nghề truyền thống của quê hương nhưng để có kén ươm tơ, các hộ phải thu mua từ Yên Bái, Lâm Đồng… Chi phí tăng lên trong quá trình vận chuyển, kén bị dập nát cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng tơ, trong khi sản phẩm tơ hiện tại khó tiêu thụ, khiến người dân càng khó giữ nghề.
Trước nguy cơ mai một làng tơ tằm Vọng Nguyệt, thời gian qua, chính quyền địa phương thường xuyên động viên nhân dân tiếp tục duy trì nghề truyền thống, đồng thời phối hợp với một số ngân hàng hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân vay vốn ngân hàng, chủ động liên hệ các cơ quan chức năng tìm đầu ra cho sản phẩm. Cùng với đó là sự quyết tâm đồng lòng, chung sức của từng gia đình. Thế hệ đi trước phải truyền được niềm đam mê, bản sắc văn hóa của làng nghề truyền thống cho những thế hệ đi sau kế cận.
Nguồn:
Tổng hợp