Thăm di tích lịch sử- cách mạng nhà cụ Đám Thi

25/09/2023 07:00

(BNP) - Nằm ở khu phố Thịnh Lang, phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, di tích lịch sử - cách mạng cấp Quốc gia nhà cụ Đám Thi từng là nơi hoạt động cách mạng của các đồng chí Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ giai đoạn 1940 -1954. Ngày nay, di tích trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. 

Nhà cụ Đám Thi (tên thật là Nguyễn Tiến Tuận) vốn được khởi dựng từ lâu đời. Các công trình đang tồn tại chủ yếu có kiến trúc thời Nguyễn, gồm các hạng mục: nhà chính, nhà khách, nhà ngang, nhà gác 2 tầng, cổng…

Ngõ vào nhà cụ Đám Thi.

Cổng vào nhà cụ Đám Thi có 2 cổng theo 2 hướng ra 2 ngõ khác nhau, đến nay vẫn giữ được kiến trúc nguyên vẹn.

Sân lát gạch cổ rộng rãi…

Nhà chính gồm 5 gian, 2 dĩ, có kiến trúc kiểu “bình đầu bít đốc tay ngai”.

Là nơi thờ gia tiên của gia đình cụ Nguyễn Tiến Tuận.

Nhà gác hai tầng được xây bằng gạch, mái lợp ngói, có hiên phía trước, sàn bằng gỗ lim.

Tại căn gác 2, nơi đây từ ngày 06-09/11/1940 đã diễn ra Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 khẳng định chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng.

Ngày 9/3/1945, Thường vụ Trung ương Đảng họp Hội nghị mở rộng và ra bản chỉ thị lịch sử Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.


Bên phải là nhà khách 3 gian mái ngói, có kiến trúc “bình đầu bít đốc tay ngai”.

Bên trái là nhà ngang 3 gian lợp ngói, có kiến trúc “bình đầu bít đốc”.

Bể nước cổ.


 

Hiện, di tích còn lưu giữ nhiều hiện vật, tư liệu có giá trị thời Nguyễn như: Ngai thờ, hương án, bộ trường kỷ, phản, sập, hoành phi, câu đối… thời Nguyễn.

Nhà cụ Đám Thi được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia, theo Quyết định số 54-VHTT/QĐ, ngày 29/04/1979.

H.T