Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo triển khai các giải pháp cấp bách nhằm ổn định phát triển chăn nuôi
(BNP) - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh vừa có văn bản số 1323/UBND-NN gửi các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công thương và UBND các huyện, thị xã, thành phố thông báo ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh về nghiên cứu, triển khai các giải pháp cấp bách nhằm ổn định phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh.
Tạo thuận lợi cho người chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm.
Trên cơ sở điều kiện thực tế của tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các ngành và địa phương liên quan, nghiên cứu và triển khai ngay các giải pháp trước mắt và lâu dài theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm ổn định và phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh;
Theo Bộ NN&PTNT, một trong những giải pháp trước mắt, tỉnh giao cho các cơ quan chuyên môn hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn và quy trình chăm sóc nuôi dưỡng nhằm hạ giá thành sản xuất ở mức thấp nhất trong điều kiện có thể. Chỉ đạo cơ quan thú y tăng cường kiểm tra dịch bệnh, tiêm phòng vắc xin, không để tình trạng cắt bớt các khâu quản lý dịch bệnh sẽ dẫn tới hệ lụy phát dịch trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, các đơn vị chức năng tạo điều kiện cho các cơ sở giết mổ, chế biến phát huy tối đa công suất sản xuất các sản phẩm thành phẩm và dự trữ thịt lợn góp phần tạo nguồn tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho người chăn nuôi. Tăng cường quản lý thị trường, giảm khâu trung gian, quản lý tốt giá cả, tạo thuận lợi cho người chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, tuyên truyền, khuyến cáo các đơn vị sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn rà soát quy trình sản xuất, điều chỉnh giá bán phù hợp trên tinh thần chia sẻ với người chăn nuôi vượt qua khó khăn trước mắt.
Về lâu dài, các địa phương cần tổ chức lại sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết; trong đó phát huy tối đa vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội và hợp tác xã nhằm kiểm soát tốt hơn về chất lượng, an toàn thực phẩm và điều tiết cung cầu thị trường các sản phẩm chăn nuôi. Ngoài ra, triển khai các giải pháp tổng thể nhằm phát triển thị trường cho sản phẩm chăn nuôi của địa phương (xác định địa phương phải chủ động là chính; kết hợp giải pháp liên kết trong vùng và liên vùng). Rà soát, thống kê chăn nuôi để có quy hoạch tổng thể phát triển chăn nuôi phù hợp với từng địa phương; vừa đảm bảo ổn định thị trường vừa bảo vệ môi trường chăn nuôi gắn với an toàn thực phẩm.
Theo Bộ NN&PTNT, một trong những giải pháp trước mắt, tỉnh giao cho các cơ quan chuyên môn hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn và quy trình chăm sóc nuôi dưỡng nhằm hạ giá thành sản xuất ở mức thấp nhất trong điều kiện có thể. Chỉ đạo cơ quan thú y tăng cường kiểm tra dịch bệnh, tiêm phòng vắc xin, không để tình trạng cắt bớt các khâu quản lý dịch bệnh sẽ dẫn tới hệ lụy phát dịch trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, các đơn vị chức năng tạo điều kiện cho các cơ sở giết mổ, chế biến phát huy tối đa công suất sản xuất các sản phẩm thành phẩm và dự trữ thịt lợn góp phần tạo nguồn tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho người chăn nuôi. Tăng cường quản lý thị trường, giảm khâu trung gian, quản lý tốt giá cả, tạo thuận lợi cho người chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, tuyên truyền, khuyến cáo các đơn vị sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn rà soát quy trình sản xuất, điều chỉnh giá bán phù hợp trên tinh thần chia sẻ với người chăn nuôi vượt qua khó khăn trước mắt.
Về lâu dài, các địa phương cần tổ chức lại sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết; trong đó phát huy tối đa vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội và hợp tác xã nhằm kiểm soát tốt hơn về chất lượng, an toàn thực phẩm và điều tiết cung cầu thị trường các sản phẩm chăn nuôi. Ngoài ra, triển khai các giải pháp tổng thể nhằm phát triển thị trường cho sản phẩm chăn nuôi của địa phương (xác định địa phương phải chủ động là chính; kết hợp giải pháp liên kết trong vùng và liên vùng). Rà soát, thống kê chăn nuôi để có quy hoạch tổng thể phát triển chăn nuôi phù hợp với từng địa phương; vừa đảm bảo ổn định thị trường vừa bảo vệ môi trường chăn nuôi gắn với an toàn thực phẩm.