Phù Khê với nghề chạm khắc gỗ truyền thống
(BNP) - Xã Phù Khê (thị xã Từ Sơn) không chỉ là vùng quê giàu truyền thống văn hiến, cách mạng, khoa bảng, quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ mà còn là vùng đất nổi tiếng với nghề chạm khắc gỗ truyền thống, từ bao đời nay vẫn được người dân địa phương gìn giữ và ngày càng phát triển…
Sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ ở Phù Khê phát triển góp phần nâng cao đời sống của người dân.
Làng Phù Khê, xã Phù Khê, tên Nôm là làng Giầm, tên cổ là Phù Đầm vốn có nghề mộc, nghề chạm gỗ đạt độ tinh xảo từ lâu đời. Từ xa xưa, người dân nơi đây vẫn truyền tụng câu ca:
“Hà Nội thêu quạt, thêu cờ
Phù Khê chạm trổ ngai thờ nhà vua”.
Phù Khê chạm trổ ngai thờ nhà vua”.
Nhiều công trình kiến trúc có giá trị như chùa Bút Tháp, chùa Tây Phương, đình Diềm Xá, đình Đình Bảng, đền Ngọc Sơn… đều mang dấu ấn của những người thợ, nghệ nhân điêu khắc gỗ của làng nghề Phù Khê. Hiện nay, đình làng Phù Khê vẫn còn thờ cụ Tổ nghề chạm khắc gỗ là ông Nguyễn An cùng nhiều sắc phong của các triều đại ghi nhận những đóng góp của dân làng trong việc xây dựng cung đình, lăng tẩm.
Dụng cụ hành nghề đục, chạm gỗ của những người thợ làng Phù Khê rất đơn giản, chỉ có vài thứ như cưa, bào, thẩm, ke, tràng, đục móng, đục thẳng... với các loại to nhỏ khác nhau. Quy trình hình thành một sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ được chia làm ba khâu: Khâu thứ nhất là cắt, xẻ gỗ và đục các mộng mẹo gọi là làm thô (hay làm ngang); khâu thứ hai là chạm thô và khâu thứ ba là chạm tinh. Người dân làng nghề vẫn thường lưu truyền câu nói: “Nhất mộc, nhị nhân, tam vân, tứ thú”, ý nói khó nhất là chạm cây cối, khó thứ hai là chạm hình người, thứ ba là chạm mây, thứ tư là chạm hình những con thú.
Các hoa văn trang trí chạm khắc theo các mô típ hoa sen, hoa cúc, phật thủ, lan tây… rồi tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai”, “long, ly, quy, phượng”, “sỹ, nông, công, thương”… Mỗi bức chạm dù cùng là cây trúc hóa rồng, hay cùng một hình tượng con nghê, con phượng, nhưng không phải của nghệ nhân nào cũng giống nhau, vì sự cảm thụ, năng khiếu và sự sáng tạo của mỗi người không bao giờ giống nhau.
Dụng cụ hành nghề đục, chạm gỗ của những người thợ làng Phù Khê rất đơn giản, chỉ có vài thứ như cưa, bào, thẩm, ke, tràng, đục móng, đục thẳng... với các loại to nhỏ khác nhau. Quy trình hình thành một sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ được chia làm ba khâu: Khâu thứ nhất là cắt, xẻ gỗ và đục các mộng mẹo gọi là làm thô (hay làm ngang); khâu thứ hai là chạm thô và khâu thứ ba là chạm tinh. Người dân làng nghề vẫn thường lưu truyền câu nói: “Nhất mộc, nhị nhân, tam vân, tứ thú”, ý nói khó nhất là chạm cây cối, khó thứ hai là chạm hình người, thứ ba là chạm mây, thứ tư là chạm hình những con thú.
Các hoa văn trang trí chạm khắc theo các mô típ hoa sen, hoa cúc, phật thủ, lan tây… rồi tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai”, “long, ly, quy, phượng”, “sỹ, nông, công, thương”… Mỗi bức chạm dù cùng là cây trúc hóa rồng, hay cùng một hình tượng con nghê, con phượng, nhưng không phải của nghệ nhân nào cũng giống nhau, vì sự cảm thụ, năng khiếu và sự sáng tạo của mỗi người không bao giờ giống nhau.
Trải qua thăng trầm lịch sử, nghề chạm khắc gỗ ở Phù Khê thực sự phát triển vào đầu những năm 1990. Bằng khối óc, bàn tay khéo léo của mình, những nghệ nhân, người thợ làng nghề vẫn lưu giữ được những giá trị tinh hoa của sản phẩm truyền thống, lại thêm sự sáng tạo trong các công đoạn xử lý nguyên liệu, đổi mới mẫu mã giúp sản xuất làng nghề không ngừng phát triển. Các sản phẩm nổi tiếng như: Tượng, hoành phi, câu đối, hương án, long khảm, long châu… có giá trị sử dụng và giá trị nghệ thuật, đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng trong và ngoài nước, được tiêu thụ rộng rãi trên toàn quốc và xuất khẩu với số lượng lớn. Hiện làng nghề có khoảng 2.000 hộ (chiếm hơn 70% tổng số hộ) cùng hàng chục doanh nghiệp, HTX tham gia sản xuất mỹ nghệ. Năm 2018, giá trị sản xuất làng nghề đạt trên 600 tỷ đồng.
Để tạo điều kiện cho người dân phát triển nghề truyền thống, đầu năm 2012, xã Phù Khê đã quy hoạch khu chợ gỗ rộng hơn 10 nghìn m2 với trên 300 gian hàng. Sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ ở Phù Khê hiện đã chuyển sang sản xuất theo dây chuyền hiện đại có quy mô lớn với các khu chuyên sản xuất, trưng bày giới thiệu sản phẩm, khu để nguyên vật liệu riêng biệt, từ đó hiệu quả sản xuất được nâng cao rõ rệt. Đặc biệt, năm 2016, nghề chạm khắc gỗ Phù Khê được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Với sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, thị xã, chính quyền cơ sở cùng sự năng động, sáng tạo của người dân là cơ sở quan trọng để nghề chạm khắc gỗ ở Phù Khê tiếp tục gìn giữ, phát triển sâu rộng, nâng cao đời sống của người dân, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế, xứng đáng với truyền thống văn hiến, cách mạng, quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ.
Để tạo điều kiện cho người dân phát triển nghề truyền thống, đầu năm 2012, xã Phù Khê đã quy hoạch khu chợ gỗ rộng hơn 10 nghìn m2 với trên 300 gian hàng. Sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ ở Phù Khê hiện đã chuyển sang sản xuất theo dây chuyền hiện đại có quy mô lớn với các khu chuyên sản xuất, trưng bày giới thiệu sản phẩm, khu để nguyên vật liệu riêng biệt, từ đó hiệu quả sản xuất được nâng cao rõ rệt. Đặc biệt, năm 2016, nghề chạm khắc gỗ Phù Khê được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Với sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, thị xã, chính quyền cơ sở cùng sự năng động, sáng tạo của người dân là cơ sở quan trọng để nghề chạm khắc gỗ ở Phù Khê tiếp tục gìn giữ, phát triển sâu rộng, nâng cao đời sống của người dân, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế, xứng đáng với truyền thống văn hiến, cách mạng, quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ.