Lễ hội Kinh Dương Vương - Nét đẹp truyền thống của người Việt
(BNP) - Ngày 18 tháng Giêng (Âm lịch) hàng năm, người dân làng Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành lại nô nức khai hội Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương. Lễ hội tái hiện nhiều phong tục và nghi thức truyền thống đặc sắc không thể bỏ qua.
Màn rước kiệu tại Lễ hội Kinh Dương Vương thu hút đông đảo người dân tham gia.
Theo truyền thuyết và các tài liệu cổ, năm 2879 Trước Công nguyên, Kinh Dương Vương lên ngôi, lập lên Nhà nước Xích Quỷ, nhà nước sơ khai độc lập có chủ quyền đầu tiên của dân tộc ta. Kinh Dương Vương kết duyên với Thần Long sinh ra Lạc Long Quân. Sau đó, Lạc Long Quân kết duyên với Âu Cơ sinh ra các Vua Hùng.
Lăng Kinh Dương Vương được xây dựng từ lâu đời trên bãi đất cao bên bờ sông Đuống và được các triều đại phong kiến Việt Nam xếp vào loại miếu thờ các bậc Đế vương. Ngoài ra, tại xóm Bi, làng Á Lữ, 02 ngồi đền thờ cũng được xây dựng để thờ Kinh Dương Vương – Lạc Long Quân – Âu Cơ. Cùng với việc xây Lăng, lập đền thờ các vị thủy tổ dân tộc, hàng năm, nhân dân thôn Á Lữ còn mở lễ hội để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, đón tiếp mọi người các vùng về dâng hương, tưởng niệm.
Thời xưa, lễ hội kéo dài hơn 10 ngày, từ ngày 16 – 24 tháng Giêng. Đến nay, Lễ hội Đền Kinh Dương Vương được khôi phục, đổi mới và chỉ được mở vào ngày 18 tháng Giêng hàng năm để nghênh tế cả ba vị: cha, con trai và con dâu. Lễ hội tái hiện nhiều phong tục và nghi thức truyền thống đặc sắc như lễ phục ruộc (rước nước). Trước ngày chính hội 18 tháng Giêng, người dân làng Á Lữ lại tổ chức đi thuyền ra giữa sông để tế lễ xin nước, rước vong linh cha về thờ phụng và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đồng thời, dân làng cử một ông "trùm" là người từ 60 tuổi trở lên, có đủ vợ chồng, con cháu vẹn toàn được dân tin tưởng giao trọng trách làm lễ khấn xin nước.
Đây là một lễ thức có ở rất nhiều lễ hội dân gian truyền thống, là nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tâm linh đặc sắc của cộng đồng cư dân nông nghiệp với ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, cầu nước, cầu mùa màng tươi tốt... Nhưng lễ phục ruộc ở hội Kinh Dương Vương ngoài mục đích trên còn mang ý nghĩa độc đáo, đặc sắc hơn bởi sự gợi nhớ những truyền thuyết dân gian về Thủy tổ Kinh Dương Vương - cội nguồn dân tộc, về tình phụ tử, mẫu tử giữa mẹ Âu Cơ, cha Lạc Long Quân với con dân muôn đời.
Bên cạnh đó, về tham dự lễ hội Kinh Dương Vương, mọi người không chỉ có dịp tưởng niệm vị thủy tổ dân tộc Việt, tham dự sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân nơi đây mà còn có dịp tham quan các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của quê hương Thuận Thành như: Chùa Dâu, Chùa Bút Tháp, làng tranh dân gian Đông Hồ…
Lễ hội Kinh Dương Vương được tổ chức hàng năm vào dịp đầu Xuân nhằm tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống của vùng quê Bắc Ninh - Kinh Bắc. Đồng thời, giới thiệu, tuyên truyền giáo dục các thế hệ người Việt gìn giữ đạo lý uống nước nhớ nguồn, nêu cao ý thức tự hào dân tộc, phát huy truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa.
Lăng Kinh Dương Vương được xây dựng từ lâu đời trên bãi đất cao bên bờ sông Đuống và được các triều đại phong kiến Việt Nam xếp vào loại miếu thờ các bậc Đế vương. Ngoài ra, tại xóm Bi, làng Á Lữ, 02 ngồi đền thờ cũng được xây dựng để thờ Kinh Dương Vương – Lạc Long Quân – Âu Cơ. Cùng với việc xây Lăng, lập đền thờ các vị thủy tổ dân tộc, hàng năm, nhân dân thôn Á Lữ còn mở lễ hội để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, đón tiếp mọi người các vùng về dâng hương, tưởng niệm.
Thời xưa, lễ hội kéo dài hơn 10 ngày, từ ngày 16 – 24 tháng Giêng. Đến nay, Lễ hội Đền Kinh Dương Vương được khôi phục, đổi mới và chỉ được mở vào ngày 18 tháng Giêng hàng năm để nghênh tế cả ba vị: cha, con trai và con dâu. Lễ hội tái hiện nhiều phong tục và nghi thức truyền thống đặc sắc như lễ phục ruộc (rước nước). Trước ngày chính hội 18 tháng Giêng, người dân làng Á Lữ lại tổ chức đi thuyền ra giữa sông để tế lễ xin nước, rước vong linh cha về thờ phụng và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đồng thời, dân làng cử một ông "trùm" là người từ 60 tuổi trở lên, có đủ vợ chồng, con cháu vẹn toàn được dân tin tưởng giao trọng trách làm lễ khấn xin nước.
Đây là một lễ thức có ở rất nhiều lễ hội dân gian truyền thống, là nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tâm linh đặc sắc của cộng đồng cư dân nông nghiệp với ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, cầu nước, cầu mùa màng tươi tốt... Nhưng lễ phục ruộc ở hội Kinh Dương Vương ngoài mục đích trên còn mang ý nghĩa độc đáo, đặc sắc hơn bởi sự gợi nhớ những truyền thuyết dân gian về Thủy tổ Kinh Dương Vương - cội nguồn dân tộc, về tình phụ tử, mẫu tử giữa mẹ Âu Cơ, cha Lạc Long Quân với con dân muôn đời.
Bên cạnh đó, về tham dự lễ hội Kinh Dương Vương, mọi người không chỉ có dịp tưởng niệm vị thủy tổ dân tộc Việt, tham dự sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân nơi đây mà còn có dịp tham quan các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của quê hương Thuận Thành như: Chùa Dâu, Chùa Bút Tháp, làng tranh dân gian Đông Hồ…
Lễ hội Kinh Dương Vương được tổ chức hàng năm vào dịp đầu Xuân nhằm tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống của vùng quê Bắc Ninh - Kinh Bắc. Đồng thời, giới thiệu, tuyên truyền giáo dục các thế hệ người Việt gìn giữ đạo lý uống nước nhớ nguồn, nêu cao ý thức tự hào dân tộc, phát huy truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa.