Nghề chạm khắc gỗ Phù Khê - Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
(BNP) - Ngày 19/1/2016, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký Quyết định số 246/QĐ- BVHTTDL công nhận nghề chạm khắc gỗ Phù Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
![](/documents/20182/11425296/26.17.jpg/639aa11b-7054-43e8-82fc-4a5f3bd15e95?t=1501057615732)
Chỉ bằng những dụng cụ chạm trổ đơn giản nhưng với sự khéo léo người dân Phù Khê đã tạo nên các sản phẩm chạm trổ hình rồng rất đẹp mắt và tinh tế (Nguồn: Báo Ảnh Việt Nam).
Làng Phù Khê, xã Phù Khê, tên Nôm là làng Giầm, tên cổ là Phù Đầm, nay thuộc thị xã Từ Sơn có nghề mộc, nghề chạm gỗ đạt độ tinh xảo từ lâu đời. Làng thờ tổ nghề là ông Nguyễn An, mùng 7 tháng giêng âm lịch hàng năm các phường thợ trong làng làm lễ cúng tế tổ nghề.
Dụng cụ hành nghề đục chạm gỗ rất đơn giản chỉ có vài thứ như cưa, bào, thẩm, ke, tràng, đục móng, đục thẳng các loại to nhỏ khác nhau. Quy trình sản xuất chia làm ba khâu. Khâu thứ nhất là cắt, xẻ gỗ và đục các mộng mẹo gọi là làm thô, còn gọi là làm ngang. Khâu thứ hai là chạm thô, khâu thứ ba là chạm tinh. Nghề chạm khắc gỗ ở Phù Khê lưu truyền câu nói: “Nhất mộc, nhị nhân, tam vân, tứ thú”, ý nói khó nhất là chạm cây cối, khó thứ hai là chạm hình người, thứ ba là chạm mây, thứ tư là chạm những con thú.
Các hoa văn trang trí chạm khắc theo các mô típ hoa sen, hoa cúc, phật thủ, lan tây… Rồi tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai”, “long, ly, quy, phượng”, “sỹ, nông, công, thương”… Mỗi bức chạm dù cùng là cây trúc hóa rồng, hay cùng một hình tượng con nghê, con phượng, nhưng không phải của nghệ nhân nào cũng giống nhau, vì sự cảm thụ và năng khiếu của mỗi người không bao giờ giống nhau.
Trải qua thăng trầm lịch sử, nghề chạm khắc gỗ Phù Khê vẫn lưu giữ được những giá trị tinh hoa của sản phẩm truyền thống, lại thêm sự sáng tạo trong các công đoạn xử lý nguyên liệu, đổi mới mẫu mã. Hiện làng nghề có hơn 1.000 hộ làm nghề mộc và nhiều hộ làm dịch vụ đáp ứng yêu cầu của nghề. Các sản phẩm nổi tiếng của làng nghề như; Tượng, hoành phi, câu đối, hương án, Long khảm, Long châu… có giá trị sử dụng và giá trị nghệ thuật, đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng trong và ngoài nước, được tiêu thụ rộng rãi trên toàn quốc và xuất khẩu với số lượng lớn.
Vừa qua, xã Phù Khê (thị xã Từ Sơn) đã chính thức đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Nghề chạm khắc gỗ Phù Khê”. Đây không chỉ là niềm tự hào của cán bộ, nhân dân xã Phù Khê, mà còn là điều kiện để sản phẩm của làng nghề được quảng bá rộng rãi và tiếp tục phát triển.
Dụng cụ hành nghề đục chạm gỗ rất đơn giản chỉ có vài thứ như cưa, bào, thẩm, ke, tràng, đục móng, đục thẳng các loại to nhỏ khác nhau. Quy trình sản xuất chia làm ba khâu. Khâu thứ nhất là cắt, xẻ gỗ và đục các mộng mẹo gọi là làm thô, còn gọi là làm ngang. Khâu thứ hai là chạm thô, khâu thứ ba là chạm tinh. Nghề chạm khắc gỗ ở Phù Khê lưu truyền câu nói: “Nhất mộc, nhị nhân, tam vân, tứ thú”, ý nói khó nhất là chạm cây cối, khó thứ hai là chạm hình người, thứ ba là chạm mây, thứ tư là chạm những con thú.
Các hoa văn trang trí chạm khắc theo các mô típ hoa sen, hoa cúc, phật thủ, lan tây… Rồi tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai”, “long, ly, quy, phượng”, “sỹ, nông, công, thương”… Mỗi bức chạm dù cùng là cây trúc hóa rồng, hay cùng một hình tượng con nghê, con phượng, nhưng không phải của nghệ nhân nào cũng giống nhau, vì sự cảm thụ và năng khiếu của mỗi người không bao giờ giống nhau.
Trải qua thăng trầm lịch sử, nghề chạm khắc gỗ Phù Khê vẫn lưu giữ được những giá trị tinh hoa của sản phẩm truyền thống, lại thêm sự sáng tạo trong các công đoạn xử lý nguyên liệu, đổi mới mẫu mã. Hiện làng nghề có hơn 1.000 hộ làm nghề mộc và nhiều hộ làm dịch vụ đáp ứng yêu cầu của nghề. Các sản phẩm nổi tiếng của làng nghề như; Tượng, hoành phi, câu đối, hương án, Long khảm, Long châu… có giá trị sử dụng và giá trị nghệ thuật, đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng trong và ngoài nước, được tiêu thụ rộng rãi trên toàn quốc và xuất khẩu với số lượng lớn.
Vừa qua, xã Phù Khê (thị xã Từ Sơn) đã chính thức đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Nghề chạm khắc gỗ Phù Khê”. Đây không chỉ là niềm tự hào của cán bộ, nhân dân xã Phù Khê, mà còn là điều kiện để sản phẩm của làng nghề được quảng bá rộng rãi và tiếp tục phát triển.