UBND tỉnh ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước
(BNP) – Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký Quyết định số 222/QĐ-UBND ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước (gọi tắt là Quy chế) trên địa bàn tỉnh.
Ảnh minh họa
Gồm 3 Chương, 6 Điều, Quy chế quy định trách nhiệm, cơ chế phối hợp, báo cáo trong nội bộ cơ quan đại diện chủ sở hữu và giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu với các bên liên quan trong giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh quyết định thành lập; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo Quy chế, UBND tỉnh giao Sở Tài chính là cơ quan đầu mối, các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Thuế và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nội dung giám sát liên quan đến: hoạt động đầu tư vốn đối với các dự án đầu tư, việc chấp hành pháp luật về đầu tư, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật Lao động; việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, chấp hành pháp luật về thuế, thu nộp ngân sách của các doanh nghiệp; kế hoạch sản xuất kinh doanh, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch đối với 02 công ty khai thác công trình thủy lợi.
Căn cứ vào báo cáo giám sát của các cơ quan gửi, kết quả giám sát trực tiếp, kết quả đánh giá hoạt động của người quản lí doanh nghiệp, Sở Tài chính sẽ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài chính. Trong trường hợp, doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính, căn cứ kết quả giám sát tài chính hằng năm, Sở Tài chính sẽ báo cáo chủ sở hữu xem xét quyết định đưa doanh nghiệp vào diện giám sát tài chính đặc biệt.
Các cơ quan thực hiện giám sát gửi báo cáo về Sở Tài chính theo mốc thời gian: Báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 15/8 của năm báo cáo; báo cáo năm và báo cáo đánh giá kết quả hoạt động của Người quản lí doanh nghiệp gửi trước ngày 15/5 của năm tiếp theo.
Theo Quy chế, UBND tỉnh giao Sở Tài chính là cơ quan đầu mối, các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Thuế và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nội dung giám sát liên quan đến: hoạt động đầu tư vốn đối với các dự án đầu tư, việc chấp hành pháp luật về đầu tư, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật Lao động; việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, chấp hành pháp luật về thuế, thu nộp ngân sách của các doanh nghiệp; kế hoạch sản xuất kinh doanh, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch đối với 02 công ty khai thác công trình thủy lợi.
Căn cứ vào báo cáo giám sát của các cơ quan gửi, kết quả giám sát trực tiếp, kết quả đánh giá hoạt động của người quản lí doanh nghiệp, Sở Tài chính sẽ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài chính. Trong trường hợp, doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính, căn cứ kết quả giám sát tài chính hằng năm, Sở Tài chính sẽ báo cáo chủ sở hữu xem xét quyết định đưa doanh nghiệp vào diện giám sát tài chính đặc biệt.
Các cơ quan thực hiện giám sát gửi báo cáo về Sở Tài chính theo mốc thời gian: Báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 15/8 của năm báo cáo; báo cáo năm và báo cáo đánh giá kết quả hoạt động của Người quản lí doanh nghiệp gửi trước ngày 15/5 của năm tiếp theo.