Đảm bảo cung ứng đủ thuốc phòng, chống dịch bệnh nCoV
(BNP)- Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Y tế ngành; các đơn vị sản xuất, nhập khẩu thuốc về việc đảm bảo trang bị đầy đủ trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao cho đơn vị cách ly điều trị bệnh do nCOV gây ra.
Trang bị đầy đủ thuốc, vật tư cho đơn vị cách ly điều trị bệnh do nCOV gây ra.
Trong đó, có dự trù danh mục và cơ số thuốc cho khu vực cách ly điều trị cơ số 20 giường bệnh (định mức cho 20 bệnh nhân, tỷ lệ 30% bệnh nhân nặng phải thở máy và điều trị tích cực; thời gian điều trị 3 tuần).
Để chủ động đảm bảo cung ứng đủ thuốc và bình ổn giá phục vụ phòng, chống dịch bệnh tại Việt Nam, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chủ động liên hệ với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc để dự trù đặt hàng và mua sắm theo quy định, đảm bảo có đủ các thuốc theo yêu cầu.
Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh hoặc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tuyến tỉnh (Đơn vị được phân công là cơ sở tuyến cuối của tỉnh để tiếp nhận người bệnh có diễn biến nặng) rà soát và lập dự trù bổ sung (nếu cần) các thuốc theo yêu cầu; đảm bảo đủ thuốc cho nhu cầu phòng, chống dịch bệnh, tránh để xảy ra tình trạng thiếu thuốc.
Đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh khác trên địa bàn sẵn sàng dự trù và lên kế hoạch cung ứng kịp thời các thuốc phục vụ cho nhu cầu điều trị của cơ sở trong trường hợp dịch bệnh lan rộng ở cấp độ 4. Yêu cầu các nhà thầu cung ứng đầy đủ thuốc đã trúng thầu và tăng cường các biện pháp quản lý để tránh tình trạng tăng giá đột biến khi bùng phát dịch bệnh.
Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế (đặc biệt là các Bệnh viện được phân công tiếp nhận điều trị theo phân tuyến điều trị người bệnh do nCOV gây ra) chủ động liên hệ với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc để dự trù đặt hàng và mua sắm các thuốc theo quy định; rà soát và lập dự trù các thuốc cần bổ sung để phục vụ công tác điều trị của cơ sở. Đồng thời, cập nhật kịp thời hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh mới nhất của Bộ Y tế để bổ sung các thuốc còn thiếu vào kế hoạch mua sắm.
Các cơ sở sản xuất thuốc trong nước chủ động lên kế hoạch dự trù, nhập khẩu nguyên liệu, hóa chất và vật tư tiêu hao có liên quan để kịp thời sản xuất các thuốc theo yêu cầu; đảm bảo cung ứng đủ cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi được yêu cầu cung cấp.
Các cơ sở kinh doanh, nhập khẩu thuốc tăng cường nguồn cung và tìm kiếm thuốc thay thế (nếu có) để nhập khẩu, cung ứng các thuốc theo yêu cầu; đảm bảo cung ứng đủ cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi được yêu cầu cung cấp.
Cục Quản lý Dược cho biết sẽ xem xét áp dụng hình thức cấp Giấy đăng ký lưu hành hoặc Giấy phép nhập khẩu nhanh cho các đơn vị đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo yêu cầu để phục vụ nhu cầu điều trị.
Để chủ động đảm bảo cung ứng đủ thuốc và bình ổn giá phục vụ phòng, chống dịch bệnh tại Việt Nam, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chủ động liên hệ với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc để dự trù đặt hàng và mua sắm theo quy định, đảm bảo có đủ các thuốc theo yêu cầu.
Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh hoặc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tuyến tỉnh (Đơn vị được phân công là cơ sở tuyến cuối của tỉnh để tiếp nhận người bệnh có diễn biến nặng) rà soát và lập dự trù bổ sung (nếu cần) các thuốc theo yêu cầu; đảm bảo đủ thuốc cho nhu cầu phòng, chống dịch bệnh, tránh để xảy ra tình trạng thiếu thuốc.
Đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh khác trên địa bàn sẵn sàng dự trù và lên kế hoạch cung ứng kịp thời các thuốc phục vụ cho nhu cầu điều trị của cơ sở trong trường hợp dịch bệnh lan rộng ở cấp độ 4. Yêu cầu các nhà thầu cung ứng đầy đủ thuốc đã trúng thầu và tăng cường các biện pháp quản lý để tránh tình trạng tăng giá đột biến khi bùng phát dịch bệnh.
Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế (đặc biệt là các Bệnh viện được phân công tiếp nhận điều trị theo phân tuyến điều trị người bệnh do nCOV gây ra) chủ động liên hệ với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc để dự trù đặt hàng và mua sắm các thuốc theo quy định; rà soát và lập dự trù các thuốc cần bổ sung để phục vụ công tác điều trị của cơ sở. Đồng thời, cập nhật kịp thời hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh mới nhất của Bộ Y tế để bổ sung các thuốc còn thiếu vào kế hoạch mua sắm.
Các cơ sở sản xuất thuốc trong nước chủ động lên kế hoạch dự trù, nhập khẩu nguyên liệu, hóa chất và vật tư tiêu hao có liên quan để kịp thời sản xuất các thuốc theo yêu cầu; đảm bảo cung ứng đủ cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi được yêu cầu cung cấp.
Các cơ sở kinh doanh, nhập khẩu thuốc tăng cường nguồn cung và tìm kiếm thuốc thay thế (nếu có) để nhập khẩu, cung ứng các thuốc theo yêu cầu; đảm bảo cung ứng đủ cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi được yêu cầu cung cấp.
Cục Quản lý Dược cho biết sẽ xem xét áp dụng hình thức cấp Giấy đăng ký lưu hành hoặc Giấy phép nhập khẩu nhanh cho các đơn vị đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo yêu cầu để phục vụ nhu cầu điều trị.