Làng nghề thủ công truyền thống Bắc Ninh
Phía bắc tỉnh Bắc Ninh, quê hương làn điệu Quan Họ nổi tiếng, là 62 làng nghề thủ công truyền thống đã thu hút rất nhiều khách du lịch. Làng nghề tiêu biểu nhất là Đông Hồ, nổi tiếng với sản phẩm tranh dân gian. Hầu như tất cả những khoảng trống trong làng là để phơi khô giấy, khiến cho làng nghề trông như một bức tranh nhiều màu sắc. Tất cả người dân trong làng từ trẻ đến già đều tham gia nghề sản xuất truyền thống.
![](/documents/20182/14262014/05.1.jpg/28d48e46-00fe-42e4-94a3-584bf62976c2?t=1517449185586)
Làng nghề nổi tiếng khác, Phủ Lãng, là quê hương của sản phẩm gốm. Hàng nghìn đồ gốm cổ đã được tìm thấy ở đây. Có khoảng 300 hộ gia đình ở Phủ Lãng sản xuất đồ gốm. Sản phẩm của họ được xuất khẩu và bán ở rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.
Cùng với Phủ Lãng là làng Thổ Hà cũng nổi tiếng với sản phẩm gốm. Tuy nhiên, ngày nay, Thổ Hà bắt đầu sản xuất những sản phẩm khác như rượu và các loại bánh kẹo. Lễ hội làng Thổ Hà diễn ra vào ngày 20 – 22 tháng giêng hàng năm. Người dân nơi đây luôn nồng nhiệt chào đón khách tới thăm.
Tiếp theo là làng Xuân Lai sản xuất sản phẩm từ tre, đặc biệt là tre đen. Thông thường, tre được ngâm nước trong nhiều tháng, sau đó thì được xông khói bằng rơm và đất sét trong vòng 4 ngày. Như vậy thì tre sẽ nhẹ và bền hơn.
Qua làng nghề tre, du khách sẽ được đến làng nghề thép Đa Hội. Làng nghề 400 năm tuổi đã có rất nhiều người dân trở thành tỉ phú từ chính bàn tay cần cù lao động. Đa Hội còn nổi tiếng là làng dệt thủ công truyền thống. Phụ nữ nơi đây vẫn phát triển nghề nuôi tằm dệt lụa.
Làng nghề khác, làng Vân, quê hương của nhiều loại rượu truyền thống, nằm dọc bên dòng sông Cầu nên thơ. Tất cả người dân trong làng đều biết ủ rượu, hầu hết rượu được làm từ bột sắn. Trong số họ thì người làm rượu nổi tiếng nhất là gia đình anh chị Bình Tường, có khách hàng trải khắp nhiều miền của tổ quốc. Người dân nơi đây rất sẵn lòng để du khách ngắm nhìn và chụp ảnh về các loại rượu nổi tiếng của họ, nhưng công nghệ làm rượu thì vẫn là một bí mật.
Làng Bưởi hay còn gọi là làng Đại Bái, nổi tiếng với sản phẩm đúc từ đồng. Người dân trong làng Đại Bái được truyền nghề đúc đồng bởi ông Nguyễn Công Truyền thế kỉ 10 và 11. Kể từ đó nghề truyền thống được truyền qua nhiều thế hệ. Dịp cuối năm là khoảng thời gian bận rộn nhất của làng Đại Bái. Du khách có thể chứng kiến trên 700 lò đúc đồng, bao gồm cả lò đúc đồng của gia đình ông Nguyễn Xuân Thanh, người được giao nhiệm vụ làm chiếc cồng đường kính 1.7 m và nặng 134 kg, đây là chiếc cồng lớn nhất Việt Nam.
Rất nhiều làng nghề truyền thống khác trên mảnh đất này đang đợi du khách khám phá và tới thăm.
Cùng với Phủ Lãng là làng Thổ Hà cũng nổi tiếng với sản phẩm gốm. Tuy nhiên, ngày nay, Thổ Hà bắt đầu sản xuất những sản phẩm khác như rượu và các loại bánh kẹo. Lễ hội làng Thổ Hà diễn ra vào ngày 20 – 22 tháng giêng hàng năm. Người dân nơi đây luôn nồng nhiệt chào đón khách tới thăm.
Tiếp theo là làng Xuân Lai sản xuất sản phẩm từ tre, đặc biệt là tre đen. Thông thường, tre được ngâm nước trong nhiều tháng, sau đó thì được xông khói bằng rơm và đất sét trong vòng 4 ngày. Như vậy thì tre sẽ nhẹ và bền hơn.
Qua làng nghề tre, du khách sẽ được đến làng nghề thép Đa Hội. Làng nghề 400 năm tuổi đã có rất nhiều người dân trở thành tỉ phú từ chính bàn tay cần cù lao động. Đa Hội còn nổi tiếng là làng dệt thủ công truyền thống. Phụ nữ nơi đây vẫn phát triển nghề nuôi tằm dệt lụa.
Làng nghề khác, làng Vân, quê hương của nhiều loại rượu truyền thống, nằm dọc bên dòng sông Cầu nên thơ. Tất cả người dân trong làng đều biết ủ rượu, hầu hết rượu được làm từ bột sắn. Trong số họ thì người làm rượu nổi tiếng nhất là gia đình anh chị Bình Tường, có khách hàng trải khắp nhiều miền của tổ quốc. Người dân nơi đây rất sẵn lòng để du khách ngắm nhìn và chụp ảnh về các loại rượu nổi tiếng của họ, nhưng công nghệ làm rượu thì vẫn là một bí mật.
Làng Bưởi hay còn gọi là làng Đại Bái, nổi tiếng với sản phẩm đúc từ đồng. Người dân trong làng Đại Bái được truyền nghề đúc đồng bởi ông Nguyễn Công Truyền thế kỉ 10 và 11. Kể từ đó nghề truyền thống được truyền qua nhiều thế hệ. Dịp cuối năm là khoảng thời gian bận rộn nhất của làng Đại Bái. Du khách có thể chứng kiến trên 700 lò đúc đồng, bao gồm cả lò đúc đồng của gia đình ông Nguyễn Xuân Thanh, người được giao nhiệm vụ làm chiếc cồng đường kính 1.7 m và nặng 134 kg, đây là chiếc cồng lớn nhất Việt Nam.
Rất nhiều làng nghề truyền thống khác trên mảnh đất này đang đợi du khách khám phá và tới thăm.