Người nông dân say mê lao động sáng tạo
(BNP) - Ở xã Cách Bi, huyện Quế Võ, nhắc đến anh Ngô Quang Hùng, sinh năm 1983, chủ cơ ở chăn nuôi chim bồ câu Pháp, mọi người đều biết và khâm phục tinh thần say mê lao động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và làm giàu chính đáng từ đồng đất quê hương của anh.
.jpg)
Anh Hùng với cơ sở nuôi hơn 2.000 cặp chim bồ câu Pháp giống bố mẹ.
Tiếp chúng tôi khi vừa cùng các lao động khác cho hơn 2.000 cặp chim bồ câu Pháp bố mẹ ăn, anh Hùng cởi mở cho biết: “Mặc dù tốt nghiệp Cao đẳng điện tử song bản thân lại thích nghiên cứu về chăn nuôi, năm 2013, sau khi nuôi thử nghiệm thỏ, lợn, gà không thành công, em quyết định chuyển sang nuôi chim bồ câu Pháp, vì thấy rất phù hợp với điều kiện khí hậu, ít dịch bệnh, mặt khác thị trường tiêu thụ lớn, lại không mất nhiều diện tích chăn nuôi…”.
Ban đầu, anh Hùng nuôi thử nghiệm 300 cặp chim bồ câu Pháp lấy giống từ Trại giống gia cầm Trung ương. Với tính cần cù, vừa làm, vừa học đã giúp Hùng có thêm kinh nghiệm trong chăn nuôi. Đến nay, với diện tích hơn 5.00m2, cơ sở của anh Hùng đã phát triển lên hơn 2.000 cặp chim bồ câu Pháp giống bố mẹ, bình quân mỗi tháng cung cấp cho thị trường từ 800- 1.200 cặp chim giống, với giá xuất tại cơ sở từ 180.000đ - 250.000đ/cặp, trừ phí phí cho thu lãi từ 70 - 80 triệu đồng/tháng; tạo việc làm ổn định cho từ 4 - 6 lao động với thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng.
Phát huy tinh thần lao động sáng tạo, anh luôn suy nghĩ tìm ra các giải pháp để giảm chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất. Từ thực tiễn, nếu áp dụng phương pháp ấp trứng chim truyền thống chỉ đạt tỷ lệ thành công từ 40 - 50%, sau một thời gian nghiên cứu, anh đã tự thiết kế, mua linh kiện về lắp đạt lò ấp trứng quy mô 1.000 quả trứng/1 lần ấp, cho hiệu quả ấp trứng cao đạt trên 90%. Lò ấp trứng do anh Hùng nghiên cứu cải tiến đảm bảo phù hợp, có giá thành rẻ hơn thị trường từ 30 - 40%.
Cùng với đó, anh Hùng cũng đã tự tìm hiểu, nghiên cứu, lắp đặt thành công dây chuyền dọn phân tự động cho cơ sở đã giảm giá thành khoảng gần 50% so với giá bán ngoài thị trường. Ngoài ra, đảm bảo thu gom phân chim sạch sẽ, giảm nhân công tại trang trại từ 04 người thường xuyên dọn vệ sinh còn 01 người, góp phần giảm đáng kể chi phí đầu vào cho cơ sở.
Hai sáng kiến về lò ấp trứng và dây chuyền thu gom phân tự động của anh Hùng đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều trang trại chăn nuôi gia cầm trong vùng. Đồng thời, vinh dự giành giải Ba tại cuộc thi “Nhà nông sáng tạo” tỉnh Bắc Ninh năm 2017.
Ngoài ra, cơ sở chăn nuôi của anh Hùng còn áp dụng hệ thống nước uống tự động, máng ăn thông minh, hệ thống ánh sáng, nhiệt độ, quạt mát…đảm bảo vệ sinh, thức ăn không bị vương vãi, nhất là phù hợp với đặc điểm, tập quán sinh học, giúp chim sinh trưởng, phát triển tốt và tăng khả năng miễn dịch với môi trường xung quanh.
Khi đã chăn nuôi thành công, anh thường xuyên hỗ trợ về giống, kỹ thuật cho trên 10 trang trại vệ tinh trong và ngoài xã nuôi khoảng hơn 1 vạn cặp chim giống bố mẹ. Nhiều hộ được anh giúp đỡ, hỗ trợ đã chăn nuôi chim bồ câu Pháp thành công, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Chia sẻ về kinh nghiệm chăn nuôi, anh Hùng cho biết: “Quan trọng nhất là mình phải có niềm đam mê, kịp thời phát hiện những phản ứng bất thường của chim để có sự điểu chỉnh cũng như chú ý chọn giống tốt và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăm sóc, vệ sinh phòng dịch…”.
Với mong muốn xây dựng thương hiệu “Chim bồ câu Pháp Quang Hùng”, trong thời gian tới, anh Hùng dự kiến mở rộng mô hình ăn nuôi chim lên từ 1 - 2 ha, đồng thời xây dựng chuỗi liên kết, bao tiêu sản phẩm cho các hộ nuôi chim bồ câu trong vùng. Để dự án sớm thành hiện thực, anh Hùng mong muốn được các cấp chính quyền, tổ chức Hội Nông dân từ tỉnh tới cơ sở quan tâm hỗ trợ để được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, cấp Giấy chứng nhận VietGAP, xây dựng thương hiệu nông sản và mặt bằng để mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Ghi nhận những thành tích đã đạt được, năm 2017, Nguyễn Quang Hùng vinh dự được TƯ Hội Nông dân tặng Bằng khen và danh hiệu “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”. Năm 2018, anh là một trong hai nông dân tiêu biểu được Hội Nông dân tỉnh đề nghị TƯ Hội Nông dân Việt Nam công nhận “Nông dân Việt Nam xuất sắc” - danh hiệu cao quý nhằm tôn vinh những nông dân có nhiều thành tích tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh, xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Thanh Bình, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quế Võ cho biết: “Hướng đi đúng trong sản xuất, kinh doanh của hội viên nông dân Nguyễn Quang Hùng đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, được cấp ủy, chính quyền, Hội Nông dân huyện ghi nhận, đánh giá cao. Đây cũng là điểm sáng về mô hình nông dân làm kinh tế giỏi và tinh thần lao động sáng tạo không ngừng để cán bộ, hội viên nông dân trong huyện học tập, làm theo”.
Ban đầu, anh Hùng nuôi thử nghiệm 300 cặp chim bồ câu Pháp lấy giống từ Trại giống gia cầm Trung ương. Với tính cần cù, vừa làm, vừa học đã giúp Hùng có thêm kinh nghiệm trong chăn nuôi. Đến nay, với diện tích hơn 5.00m2, cơ sở của anh Hùng đã phát triển lên hơn 2.000 cặp chim bồ câu Pháp giống bố mẹ, bình quân mỗi tháng cung cấp cho thị trường từ 800- 1.200 cặp chim giống, với giá xuất tại cơ sở từ 180.000đ - 250.000đ/cặp, trừ phí phí cho thu lãi từ 70 - 80 triệu đồng/tháng; tạo việc làm ổn định cho từ 4 - 6 lao động với thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng.
Phát huy tinh thần lao động sáng tạo, anh luôn suy nghĩ tìm ra các giải pháp để giảm chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất. Từ thực tiễn, nếu áp dụng phương pháp ấp trứng chim truyền thống chỉ đạt tỷ lệ thành công từ 40 - 50%, sau một thời gian nghiên cứu, anh đã tự thiết kế, mua linh kiện về lắp đạt lò ấp trứng quy mô 1.000 quả trứng/1 lần ấp, cho hiệu quả ấp trứng cao đạt trên 90%. Lò ấp trứng do anh Hùng nghiên cứu cải tiến đảm bảo phù hợp, có giá thành rẻ hơn thị trường từ 30 - 40%.
Cùng với đó, anh Hùng cũng đã tự tìm hiểu, nghiên cứu, lắp đặt thành công dây chuyền dọn phân tự động cho cơ sở đã giảm giá thành khoảng gần 50% so với giá bán ngoài thị trường. Ngoài ra, đảm bảo thu gom phân chim sạch sẽ, giảm nhân công tại trang trại từ 04 người thường xuyên dọn vệ sinh còn 01 người, góp phần giảm đáng kể chi phí đầu vào cho cơ sở.
Hai sáng kiến về lò ấp trứng và dây chuyền thu gom phân tự động của anh Hùng đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều trang trại chăn nuôi gia cầm trong vùng. Đồng thời, vinh dự giành giải Ba tại cuộc thi “Nhà nông sáng tạo” tỉnh Bắc Ninh năm 2017.
Ngoài ra, cơ sở chăn nuôi của anh Hùng còn áp dụng hệ thống nước uống tự động, máng ăn thông minh, hệ thống ánh sáng, nhiệt độ, quạt mát…đảm bảo vệ sinh, thức ăn không bị vương vãi, nhất là phù hợp với đặc điểm, tập quán sinh học, giúp chim sinh trưởng, phát triển tốt và tăng khả năng miễn dịch với môi trường xung quanh.
Khi đã chăn nuôi thành công, anh thường xuyên hỗ trợ về giống, kỹ thuật cho trên 10 trang trại vệ tinh trong và ngoài xã nuôi khoảng hơn 1 vạn cặp chim giống bố mẹ. Nhiều hộ được anh giúp đỡ, hỗ trợ đã chăn nuôi chim bồ câu Pháp thành công, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Chia sẻ về kinh nghiệm chăn nuôi, anh Hùng cho biết: “Quan trọng nhất là mình phải có niềm đam mê, kịp thời phát hiện những phản ứng bất thường của chim để có sự điểu chỉnh cũng như chú ý chọn giống tốt và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăm sóc, vệ sinh phòng dịch…”.
Với mong muốn xây dựng thương hiệu “Chim bồ câu Pháp Quang Hùng”, trong thời gian tới, anh Hùng dự kiến mở rộng mô hình ăn nuôi chim lên từ 1 - 2 ha, đồng thời xây dựng chuỗi liên kết, bao tiêu sản phẩm cho các hộ nuôi chim bồ câu trong vùng. Để dự án sớm thành hiện thực, anh Hùng mong muốn được các cấp chính quyền, tổ chức Hội Nông dân từ tỉnh tới cơ sở quan tâm hỗ trợ để được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, cấp Giấy chứng nhận VietGAP, xây dựng thương hiệu nông sản và mặt bằng để mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Ghi nhận những thành tích đã đạt được, năm 2017, Nguyễn Quang Hùng vinh dự được TƯ Hội Nông dân tặng Bằng khen và danh hiệu “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”. Năm 2018, anh là một trong hai nông dân tiêu biểu được Hội Nông dân tỉnh đề nghị TƯ Hội Nông dân Việt Nam công nhận “Nông dân Việt Nam xuất sắc” - danh hiệu cao quý nhằm tôn vinh những nông dân có nhiều thành tích tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh, xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Thanh Bình, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quế Võ cho biết: “Hướng đi đúng trong sản xuất, kinh doanh của hội viên nông dân Nguyễn Quang Hùng đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, được cấp ủy, chính quyền, Hội Nông dân huyện ghi nhận, đánh giá cao. Đây cũng là điểm sáng về mô hình nông dân làm kinh tế giỏi và tinh thần lao động sáng tạo không ngừng để cán bộ, hội viên nông dân trong huyện học tập, làm theo”.