Tổng kết 10 năm thực hiện Đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020”
(BNP) - Sáng 18/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 53 của Bộ Chính trị về Đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020”.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Nhân Chiến phát biểu tại hội nghị.
Tại điểm cầu Bắc Ninh, các đồng chí: Nguyễn Nhân Chiến, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hữu Thành, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự.
Sau 10 năm thực hiện, Đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020” đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể có 12 chỉ tiêu đã đạt và vượt so với mục tiêu đề ra, trong đó đáng chú ý diện tích đất lúa cả nước năm 2018 đạt trên 4,159 triệu ha (vượt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết là 3,76 triệu ha); sản lượng lúa năm 2019 đạt 43,4 triệu tấn (vượt mục tiêu đề ra 41-43 triệu tấn); xuất khẩu gạo năm 2019 đạt 6,34 triệu tấn (vượt mục tiêu đề ra 4 triệu tấn).
Việt Nam không chỉ tự đảm bảo được an ninh lương thực với sản lượng lương thực bình quân đầu người ở mức tương đối cao 525kg/năm (đứng thứ 6 trên thế giới) mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho nhiều quốc gia khác, trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ đứng sau Ấn Độ và Thái Lan.
Xuất khẩu hàng nông sản được tiếp tục đẩy mạnh, có 7 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm, bình quân mỗi năm xuất khẩu khoảng 5-7 triệu tấn gạo. Xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ được đầu tư phát triển; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giải quyết việc làm, giảm nghèo.
Đối với Bắc Ninh, sau 10 năm thực hiện Đề án, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng từ 6.918 tỷ đồng (năm 2008) lên 8.862 tỷ đồng (năm 2018), tốc độ phát triển bình quân là 2,28%. Cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản, giảm tỷ trọng trồng trọt. Giá trị sản xuất trồng trọt trên 1 đơn vị ha canh tác đạt 97,6 triệu đồng/ha/năm, tăng 37,2 triệu đồng so năm 2008, góp phần nâng cao thu nhập của nông dân, đưa bộ mặt nông thôn đổi mới theo hướng hiện đại.
Tại hội nghị, các bộ ngành, địa phương, cơ quan nghiên cứu, các chuyên gia, nhà khoa học đã thảo luận đưa ra nhiều giải pháp đảm bảo an ninh lương thực trong thời gian tới như việc đẩy mạnh phát triển, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp; tiếp tục đầu tư hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đổi mới, phát triển tổ chức sản xuất…
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, sau hơn 30 năm đổi mới và 10 năm thực hiện Đề án “An ninh lương thực quốc gia”, Việt Nam đã trở thành quốc gia hàng đầu về sản xuất và xuất khẩu lúa gạo trên thế giới. Năm 2019, mặc dù chịu ảnh hưởng rất lớn do khí hậu, thời tiết, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng, lúa vẫn được mùa.
Thủ tướng nhấn mạnh, an ninh lương thực không chỉ là vấn đề trước mắt mà là chiến lược lâu dài. Trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào phải ổn định lương thực cho người dân Việt Nam, từ miền xuôi đến miền ngược. Để làm được điều đó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh phát triển, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm cả về số lượng, chất lượng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cấp và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phục vụ sản xuất lương thực, thực phẩm và đời sống nhân dân; nâng cao trình độ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ; gia tăng chế biến để nâng cao năng suất, chất lượng lương thực, thực phẩm…
Phát biểu kết luận tại điểm cầu Bắc Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Nhân Chiến yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc kết luận của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục thực hiện tốt Đề án an ninh lương thực trong thời gian tới. Chú trọng vào an ninh dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, xóa đói giảm nghèo; nghiên cứu để có chính sách đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó có chính sách tích tụ ruộng đất, chính sách về đất đai, tín dụng, xây dựng hạ tầng, khoa học công nghệ trong nông nghiệp… nhằm tăng giá trị sản xuất trên một diện tích canh tác; phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
Bên cạnh đó, tập trung cao cho thực hiện mục tiêu kép vừa đẩy mạnh phát triển sản xuất, vừa đẩy mạnh phòng chống dịch, qua đó thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2020.
Sau 10 năm thực hiện, Đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020” đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể có 12 chỉ tiêu đã đạt và vượt so với mục tiêu đề ra, trong đó đáng chú ý diện tích đất lúa cả nước năm 2018 đạt trên 4,159 triệu ha (vượt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết là 3,76 triệu ha); sản lượng lúa năm 2019 đạt 43,4 triệu tấn (vượt mục tiêu đề ra 41-43 triệu tấn); xuất khẩu gạo năm 2019 đạt 6,34 triệu tấn (vượt mục tiêu đề ra 4 triệu tấn).
Việt Nam không chỉ tự đảm bảo được an ninh lương thực với sản lượng lương thực bình quân đầu người ở mức tương đối cao 525kg/năm (đứng thứ 6 trên thế giới) mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho nhiều quốc gia khác, trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ đứng sau Ấn Độ và Thái Lan.
Xuất khẩu hàng nông sản được tiếp tục đẩy mạnh, có 7 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm, bình quân mỗi năm xuất khẩu khoảng 5-7 triệu tấn gạo. Xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ được đầu tư phát triển; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giải quyết việc làm, giảm nghèo.
Đối với Bắc Ninh, sau 10 năm thực hiện Đề án, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng từ 6.918 tỷ đồng (năm 2008) lên 8.862 tỷ đồng (năm 2018), tốc độ phát triển bình quân là 2,28%. Cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản, giảm tỷ trọng trồng trọt. Giá trị sản xuất trồng trọt trên 1 đơn vị ha canh tác đạt 97,6 triệu đồng/ha/năm, tăng 37,2 triệu đồng so năm 2008, góp phần nâng cao thu nhập của nông dân, đưa bộ mặt nông thôn đổi mới theo hướng hiện đại.
Tại hội nghị, các bộ ngành, địa phương, cơ quan nghiên cứu, các chuyên gia, nhà khoa học đã thảo luận đưa ra nhiều giải pháp đảm bảo an ninh lương thực trong thời gian tới như việc đẩy mạnh phát triển, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp; tiếp tục đầu tư hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đổi mới, phát triển tổ chức sản xuất…
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, sau hơn 30 năm đổi mới và 10 năm thực hiện Đề án “An ninh lương thực quốc gia”, Việt Nam đã trở thành quốc gia hàng đầu về sản xuất và xuất khẩu lúa gạo trên thế giới. Năm 2019, mặc dù chịu ảnh hưởng rất lớn do khí hậu, thời tiết, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng, lúa vẫn được mùa.
Thủ tướng nhấn mạnh, an ninh lương thực không chỉ là vấn đề trước mắt mà là chiến lược lâu dài. Trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào phải ổn định lương thực cho người dân Việt Nam, từ miền xuôi đến miền ngược. Để làm được điều đó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh phát triển, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm cả về số lượng, chất lượng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cấp và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phục vụ sản xuất lương thực, thực phẩm và đời sống nhân dân; nâng cao trình độ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ; gia tăng chế biến để nâng cao năng suất, chất lượng lương thực, thực phẩm…
Phát biểu kết luận tại điểm cầu Bắc Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Nhân Chiến yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc kết luận của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục thực hiện tốt Đề án an ninh lương thực trong thời gian tới. Chú trọng vào an ninh dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, xóa đói giảm nghèo; nghiên cứu để có chính sách đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó có chính sách tích tụ ruộng đất, chính sách về đất đai, tín dụng, xây dựng hạ tầng, khoa học công nghệ trong nông nghiệp… nhằm tăng giá trị sản xuất trên một diện tích canh tác; phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
Bên cạnh đó, tập trung cao cho thực hiện mục tiêu kép vừa đẩy mạnh phát triển sản xuất, vừa đẩy mạnh phòng chống dịch, qua đó thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2020.