Đình Nghĩa Chỉ
(BNP) – Theo lời kể của các bậc cao niên trong làng và các tài liệu lịch sử, đình Nghĩa Chỉ (xã Minh Đạo, huyện Tiên Du) xưa kia được xây dựng lớn vào khoảng thế kỷ XVIII, trùng tu tôn tạo trong thế kỷ XIX.
Lối vào đình Nghĩa Chỉ.
Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, ngôi đình Nghĩa Chỉ xưa kia không còn nữa. Đến năm 1990-1991, người dân nơi đây đã cho phục dựng lại đình trên nền xưa đất cũ. Năm 2007-2008, đình được trùng tu và trở nên khang trang như hiện nay.
Theo bản thần tích thành hoàng Nghĩa Chỉ do Nguyễn Bính – Hàn Lâm viện Đông Các Đại học sỹ phụng soạn niên hiệu Hồng Phúc thứ nhất (1572) ghi đình làng Nghĩa Chỉ thờ 3 vị (một vị nhân thần và hai vị thủy thần): Phùng Hưng Quảng Thống Đô hộ Sảng tuấn Thống duệ Hiển ứng Đại vương; Uy Linh Hiển ứng linh thông Đại vương; Minh Khiết Hiển ứng Bảo hựu Đại vương.
Tòa đại đình.
Trên đỉnh mái có trang trí “lưỡng long chầu nhật”.
Đại đình có kiến trúc kiểu “bình đầu 4 mái đao cong”.
Ngoài ra trong đình còn phối thờ 25 dũng sĩ người trang Nghĩa Chỉ đã tham gia nghĩa quân của đức Bố Cái Đại vương Phùng Hưng đi đánh giặc nhà Đường.
Gian thờ chính bên trong đình.
Bức hoành phi thế kỷ XX.
Các bản sắc phong tại đình.
Đình nằm ở phía Nam của làng, quay theo hướng Tây, phía trước là đường liên huyện, liên xã. Đình có vị trí giáp ranh phía Nam giáp đê sông Đuống, phía Bắc giáp ao chùa, phía Tây giáp đường liên huyện, phía Đông giáp xóm Tiến Mỹ. Khuôn viên đình được bao bọc bởi hệ thống tường bảo vệ, trong khuôn viên có nhiều cây cổ thụ quanh năm xanh tốt.
Trang trí là tứ linh, vân mây, hoa lá cách điệu.
Các họa tiết trang trí tập trung vào các vì kèo, đầu kẻ.
Hiện nay đình Nghĩa Chỉ có kiến trúc kiểu chữ Đinh bao gồm 2 tòa: Đại đình và Hậu cung. Đại đình có kiến trúc kiểu “bình đầu 4 mái đao cong”. Hệ khung chịu lực bằng gỗ gồm 4 bộ vì tạo thành 3 gian 2 chái.
Bộ bát bửu tại đình.
Hệ thống cửa làm theo kiểu “Thượng song hạ bản”, ở 3 gian giữa. Trên đỉnh mái có trang trí “lưỡng long chầu nhật”. Toàn bộ ngói lợp mái đều là ngói mũi. Các họa tiết trang trí ở đây chủ yếu tập trung vào các bức cửa võng và các vì kèo, đầu kẻ… Đề tài trang trí là tứ linh, vân mây, hoa lá cách điệu.
Hệ thống cửa làm theo kiểu “Thượng song hạ bản”.
Bài vị thời Nguyễn.
Hậu cung gồm 1 gian, kiến trúc có 2 đầu đao, gồm 2 bộ vì kết cấu kiểu “thượng chồng rường, hạ chồng rường”.
06 bia đá tại đình.
Trong không gian di tích còn có Nghi môn và 2 tòa Tả vu (nhà mẫu), hữu vu (nhà khách). Ngoài ra, còn có 06 bia đá (trong đó có 2 bia bị mờ chữ không rõ niên đại), còn lại 4 bia rõ chữ có niên đại vào các năm: 01 bia “ký hậu bi ký” năm (1897), 01 bia “Bản giáp Minh Mệnh 6” năm (1825), bia “Hậu thần bi ký” thời Nguyễn, 01 bia “Bản giáp hậu thần” năm (1825).
Không gian đình thoáng mát, nhiều cây cổ thụ.
Lễ hội đình làng Nghĩa Chỉ được tổ chức vào ngày mùng 5, mùng 6 tháng 2 âm lịch. Chính hội là ngày mùng 6 tháng 2 (ngày sinh của thành hoàng).
Đình Nghĩa Chỉ được UBND tỉnh xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá tại Quyết định số 2167/QĐ-CT ngày 20/12/2004.